Hiền Viên Hoàng Đế và lịch sử ra đời của trống trận

Xã hội phát triển, những giá trị văn hóa truyền thống không còn được coi trọng, Trống và ý nghĩa của nó cũng dần trở nên xa lạ với con người nhất là thế hệ trẻ ngày này.

Trống trận bắt nguồn từ chiến tranh, có tác dụng chỉ huy và cổ vũ sỹ khí của binh lính. Quân lính nghe tiếng trống mà dàn trận, tiến quân, thu quân. Đến thời cận đại chiến tranh kết thúc, trống dần trở thành hình thức nghệ thuật trong biểu diến những nó vẫn kế thừa khí phách hào hùng, tinh thần phấn chấn. Tiếng trống trận uy phong xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử cổ đại là vào thời Hiền Viên Hoàng Đế trong cuộc dã chiến với Xi Vưu tộc Cửu Lê trận Trác Lộc.

Hiền Viên Hoàng Đế

Hoàng Đế họ công Tôn, tên Hiền Viên, khoảng trước 5000 năm ông sinh ra tại Giáng Long Hiệp – Tự Nguyên Quán – Cao Nguyên Hoàng Thổ (vùng tây bắc Trung Hoa). Ông sinh ra được không lâu thì đã biết nói, khi còn nhỏ ông là một cậu bé thông minh, lương thiện và siêng năng. Khi trưởng thành ông là người hiểu biết, có khá năng phân biệt tốt xấu, đúng sai.

Theo “sử ký” ghi chép thì Hiền Viên Hoàng Đế là một trong ba vị Tam hoàng, ông là người đứng đầu trong Ngũ đế. Sau khi Thần Nông suy bại, chư hầu chinh phạt lẫn nhau, tàn sát bách tính, Hiền viên khởi binh dẹp loạn, huấn luyện binh sĩ, lấy đức bình trị thiên hạ giành chiến thắng trong cuộc dã chiến với Xi Vưu tộc Cửu Lê trong trận Trác Lộc, cuộc chiến với Viêm Đế trong trận Phản Tuyền, đã kết thúc cuộc chiến tranh thời viễn cổ.

Hoàng Đế đóng đô tại Hữu Hùng, ông chiêu mộ hiền tài, lập ra các chức quan, cai trị đất nước, phân chia bờ cõi, ruộng đất, dạy người dân gieo trồng ngũ cốc, thuần phục vật nuôi. Hoàng Đế và quần thần của ông có rất nhiều phát minh, ông chỉ thị :

  1. Đại Nạo chế ra thiên can địa chi (còn gọi là Hoàng Đế Lịch), dùng để tính toàn ngày tháng.
  2. Dung Thành chế tác Cái Thiên (thiết bị định vị thiên thể) dùng để quan sát thiên tượng.
  3. Hy Hòa quan sát sự vận hành của mặt trời, Thường Nghi quan sát sự vận hành của mặt trăng, Du Khu quan sát sự vận hành của các tinh tú.Lệ Thủ làm toán số, chế định ra đơn vị đo, dùng để tính toán sự nặng nhẹ, dài ngắn, nhiều ít của các vật; Thương Hiệt tạo ra chữ tượng hình.
  4. Ninh Phong làm chức Đào Chính, chế tạo nồi chảo, chõ, bát, đĩa, hoàn thiện hơn các dụng cụ nấu nướng và ăn uống của người dân.
  5. Xích Tương làm Mộc Chính, Cộng Cổ, Hoa Hồ khoét gỗ làm thuyền, vót gỗ làm mái chèo.
  6. Ấp Di làm xe lớn, Huy làm cung, Di Mưu làm tên, Ưng Phụ làm chày cối; chỉ thị Linh Luân định ra các âm luật.

Những phát minh của ông và quần thần giúp lê danh bá tánh, bàn dân trăm họ có cuộc sống hạnh phúc, ấm no đồng thời đặt định cơ sở cho những phát minh và nghiên cứu của con người hiện đại sau này. Vậy Hiền Viên Hoàng Đế và trống trận có liên quan gì? Bắt nguồn của tiếng trống từ đâu? Mời độc giả theo dõi phần dưới đây: Cuộc dã chiến với Xi Vưu tộc Cửu Lê trong trận Trác Lộc

Sử sách ghi lại Xi Vưu là chư hầu tàn bạo, gây họa cho bách tính và không theo lệnh của Hoàng Đế, cái tên Xi Vưu cũng trở nên đồng nghĩa với từ chiến tranh trong tiếng Hán. Do đó, Hoàng đế tập hợp chư hầu, huấn luyện binh sĩ chiến đấu với quân Xi Vưu.

Thời đó Hoàng Đế chỉ có từ 1000 – 2000 binh lính, quân đội Xi Vưu có số lượng quân lính lớn hơn nhiều, binh tướng Xi Vưu dũng mãnh phi thường, tựa như giống người hoang dã phi nhân tính. Trước khi trận chiến bắt đầu, Hoàng Đế nói với các tướng sĩ rằng: “Đừng thấy quân địch đông đảo và vô cùng uy mãnh mà lo lắng, họ không thể giành chiến thắng. Ta sẽ thỉnh rất nhiều thiên thần đến trợ chiến”. 

Theo sử sách ghi chép, “Hoàng Đế đánh Xi Vưu, Cửu thiên Huyền Nữ làm cho vua 80 cái trống Quỳ cổ, gióng 1 nhịp chấn động 500 dặm, gióng liên hồi chấn động 3 ngàn 8 trăm dặm”. Hoàng Đế dẫn quân đánh vua Xi Vưu, gióng lên loại trống đặc biệt này, gióng liền 9 hồi, âm thanh chấn động mấy nghìn dặm, trời đất biến sắc. Trên không trung các thiên thần mặc áo giáp vàng hạ xuống giúp quân đội của Hoàng Đế chiến đấu. Xi Vưu thấy Hoàng Đế gọi thiên thần đến, ông ta cũng gọi đến rất nhiều thần phụ diện. Trận chiến diễn ra rất ác liệt, trời đất tối tăm mù mịt. Sau đó Hoàng Đế lấy ra một pháp khí có dạng chiếc hồ lô mà ông đã chuẩn bị trước rồi quăng nó lên bầu trời. Tất cả tà thần đều bị thu vào trong hồ lô, còn Xi Vưu thì bị bắt rồi xử trảm.

Những năm cuối đời, Hoàng Đế thu xếp mọi việc trong thiên hạ, cuối cùng vào núi tu đạo, sau khi tu thành đạo, có rồng vàng râu dài rủ xuống đến đón ông lên trời. Tiếng trống trận có lịch sử ra đời uy vũ, hùng mạnh như vậy đấy. Thời Hiền Viên Hoàng Đế đã đặt định cơ sở cho con người những nền văn hóa thần truyền trong đó có tiếng trống nhưng xã hội ngày càng bại hoại và biến dị, nền văn hóa thần truyền ngày càng bị bài xích và mai một.

Ngày nay, nền văn hóa thần truyền đang được làm sống lại. Trong đó phải kể đến đoàn nghệ thuật Hồng Ân của các học viên Pháp Luân Đại Pháp – môn tu luyện cả tâm lẫn thân theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. Trong đoàn Nghệ thuật Hồng Ân các tiết mục biểu diễn đều mang những giá trị sâu sắc về nền văn hóa thần truyền cổ xưa khiến người xem cảm nhận được nguồn năng lượng đến từ sự thánh khiết và từ bi của thần.

Trong các tiết mục của Đoàn nghệ thuật Hồng Ân, tiết mục “Lôi đình Thiên Uy” là tiết mục dùng trống trận để trình diễn. Các diễn viên đã kể lại câu chuyện trong truyền thuyết: Vào thời kì khi nhân loại bị đe doạ bởi chính các giá trị sống đã tuột dốc của mình; tội ác, dối lừa, tranh đấu diễn ra khắp nơi, không tìm đâu trong cõi nhân gian một miền đất thuần tịnh. Lúc ấy, Thần Phật và các Thiên binh thiên tướng sẵn sàng lâm trận, diệt trừ cái ác, đưa con người quay trở về với bản tính lương thiện, thuần khiết. Điều này khiến người xem gợi nhớ trận chiến của Hiền Viên Hoàng Đế và Xi Vưu,Tiếng trống vang lên như lời tuyên bố giữa Trời Đất rằng: “Tà vĩnh viễn không thể thắng chính”.