Xem trẻ con tập đi mà hiểu được đạo lý làm người

Nhà hàng xóm của tôi có một đứa con nhỏ khoảng một tuổi đang tập đi. Một hôm ba mẹ cháu dẫn cháu qua nhà tôi chơi. Khi chúng tôi nói chuyện với nhau về những việc gia đình thường ngày, đứa bé không ngừng tập đi trong gian phòng khách. Tôi chỉ thấy cháu đứng dậy khỏi mặt đất, đi chưa được mấy bước thì lại vấp ngã, rồi lại đứng lên, đi mấy bước lại vấp ngã. Cứ như thế mà không ngừng nỗ lực. Lúc mỗi đứa trẻ tập đi thì đều phải trải qua quá trình này.

Nhìn xem những đứa trẻ tập đi, kì thực chúng ta có thể học được bài học cực kì quý báu trong cuộc sống. Trong tâm mắt của chúng, hoàn toàn không có cách nghĩ thành công hay thất bại. Đối với chúng mà nói, tập đi chỉ là một việc hết sức tự nhiên. Đáng tiếc là khi chúng càng lớn lên thì xã hội nhân loại quá chú trọng hình thái ý thức cạnh tranh nên dần dần làm ô nhiễm tâm linh trẻ thơ, càng ngày càng xem trọng thành bại được mất.

Mỗi người thành niên hầu như đều không tránh khỏi có tâm xem trọng thành bại. Xem ra không phải là khoa trương nếu như nói rằng tâm xem trọng thành bại được mất là kẻ địch lớn nhất của chúng ta.

Khi chúng ta quá để ý đến thành công hay thất bại, làm việc gì cũng đều sẽ cảm thấy áp lực rất lớn. Chủng áp lực này không chỉ ảnh hưởng đến năng lực phát huy của chúng ta mà còn tạo thành tổn hại cho thân tâm của chúng ta. Chính vì vậy, chúng ta có thể xem nhẹ được mất kì thực chính là trí huệ rộng lớn.

Xem nhẹ được mất không đồng nghĩa với việc chúng ta không nỗ lực làm cho tốt bổn phận. Chỉ là khi chúng ta tận lực hoàn thành công tác và trách nhiệm thì không chú trọng quá nhiều vào thành quả.

Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Buông bỏ được mất, chúng ta mới có thể cảm nhận được sự tự do chân chính.

Kì thực, chúng ta mất đi một số thứ trong cuộc sống không nhất định là việc xấu. Rất nhiều khi là sau khi chúng ta mất đi thì mới lĩnh hội được việc không biết trân quý người khác và những đồ vật lúc mình có.

Nói ví dụ, lúc có một gia đình hạnh phúc thì chúng ta không thèm đoái hoài, không biết quan tâm đến người nhà. Khi phát sinh mâu thuẫn và gián cách với người nhà thì mới minh bạch người nhà là quan trọng và mới nguyện ý bỏ ra thời gian chia sẻ cùng với họ.

Hoặc là, chúng ta không biết nắm bắt cơ hội công việc, đi làm cho có lệ, không có tận tâm tận lực, kết quả là bị công ty đuổi việc. Khi tìm được công việc mới thì mới hiểu làm thế nào cho tốt, trong phát triển sự nghiệp cũng có sự đột phá.

Người ta sống trên đời không nhất định là phải đạt được điều gì đó. Bản thân tôi cho rằng, ý nghĩa lớn hơn của đời người là ở việc thể hiện giá trị của con người như thế nào. Những năm gần đây, rất nhiều tỷ phú như Bill Gates của Microsoft v.v đều biểu đạt ý nguyện sau khi qua đời thì dùng phần lớn di sản cho từ thiện, ngôi sao điện ảnh Hồng Kông Châu Nhuận Phát cũng có quyết định tương tự. Hành vi của họ thể hiện được mặt vô tư trong nhân tính, mang lại tác dụng khởi xướng đối với thế nhân.

Tuy nhiên phần lớn những người chúng ta thì không có tài sản lớn như vậy, nhưng cũng có thể làm được những việc tương tự. Trong cuộc sống thường ngày chỉ cần chúng ta biết suy xét cho người khác nhiều một chút, không cần phải mọi thứ đều đặt mình làm trung tâm thì chúng ta sẽ dần dần thể hiện ra mặt tốt; đồng thời cũng mang lại cho chúng ta niềm vui hiếm có.

Nguồn: Secretchina