VŨ ĐẠO CỔ ĐIỂN
Lão Tử giảng: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên”. Ý tứ chính là: “Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo đạo, đạo thuận theo tự nhiên”. Khi con người sống hòa thuận với thiên nhiên, tu tâm tích đức thì khi đó đạo đức nhân loại sẽ thăng hoa, xã hội cũng từ đó mà mãi thái bình thịnh thế. Thời kỳ huy hoàng thịnh thế khai mở, khắp đất trời cùng hân hoan đón mừng. Những cô gái duyên dáng, diễm lệ, uyển chuyển trong từng điệu múa trên đại điện. Các tướng lĩnh dũng cảm, can trường biểu diễn võ thuật. Cùng các học giả, tướng lĩnh, đại sứ từ khắp nơi trên thế giới tụ họp trong cung điện trước Hoàng đế. Họ cùng nhau chào đón và kỷ niệm Thời đại vinh quang của Đạo đức nhân loại có thể kéo dài mãi mãi!
THỊNH THẾ
Văn hóa truyền thống Trung Quốc được hình thành và phát triển qua năm nghìn năm lịch sử. Trải qua tiến trình lịch sử dài đằng đẵng ấy, văn hóa truyền thống mang trong nó những nội hàm, ý nghĩa vô cùng sâu sắc, phong phú với những thành tựu vang dội. Nền văn hóa truyền thống này được truyền bá bởi các vị Thần, lấy việc tu luyện bản thân và những giá trị đức hạnh làm gốc; tạo nên một mối liên hệ tự nhiên giữa con người và thiên thượng. Nhân loại luôn khao khát chạm tới sự lương thiện và từ bi thẳm sâu trong tâm hồn mỗi người, để một lần nữa sự chính nghĩa có thể quay trở lại vùng đất Trung Quốc thiêng liêng, đem lại ánh sáng huy hoàng thịnh thế!
HIỆP KHÁCH HÀNH
Hoàn thành sứ mệnh từ thiên thượng.
Hiệp sĩ truyền bá nguyên tắc chính trực cho toàn thế giới.
Không sợ nguy hiểm.
Hiệp sĩ giữ con đường ngay chính, kết nối trời và đất.
Thể hiện rõ lòng lo cho dân cho nước.
Hiệp cốt nhu tình – phong thái của những văn nhân.
Từ thời cổ đại, con người biết đến hiệp khách như những người tuân theo Thiên mệnh đến thế gian, không sợ gian khó, ý chí kiên định, thông thiên thông địa để hồng dương chính đạo chốn nhân gian. Họ là những người hiệp sĩ truyền bá các nguyên tắc chính trực đến cho nhân loại, không sợ nguy hiểm, gian khó. Giữa chốn nhân gian giữ lòng ngay chính, một lòng lo cho giang sơn, xã tắc. Những người hiệp khách được người đời ví như những thanh gươm sáng trong màn đêm u tịch, trong đêm tối vẫn luôn bảo vệ sự bình yên cho nhân loại.
TIÊN TỬ THANH NHÃ
Từ thủa hồng hoang, con người luôn tin rằng Bàn Cổ là vị thần tạo ra Trời và Đất, còn Nữ Oa là vị thần tạo ra con người. Sau khi Thiên, Địa, Nhân tạo xong, Chư Thần trên Thiên Thượng đã lần lượt xuống thế gian để truyền Pháp độ nhân, lưu lại cho nhân loại những nền văn hóa rực rỡ không thể xóa nhòa.
Khi thời kỳ thịnh thế thái bình được khai mở, nơi nơi đều treo đèn kết hoa để đón chào.
Hãy ngắm nhìn những nàng tiên trên thiên đình nhảy múa duyên dáng với sự sang trọng, ân sủng, tinh khiết và vui tươi.
Điệu múa này chính là để tạ ơn mọi thứ được ban cho nhân loại!
HOA MAI NỞ
Trong văn hóa truyền thống, hoa mai là biểu tượng cho bậc tiết tháo với cốt cách thanh cao, tinh thần cứng cỏi, ý chí kiên cường. Cây mai có thân mảnh dẻ, cánh hoa mỏng manh, hương thơm dịu dàng, thanh khiết. Người xưa lấy cái khí phách của hoa mai mà ví như người quân tử hào khí ngất trời bởi giữa trời băng đất tuyết, gió táp mưa sa hoa mai vẫn ngạo nghễ nở rộ để báo hiệu mùa xuân về. Loài hoa này còn là biểu tượng cho sự hòa hợp giữa đức tính nhẫn nại và lòng dũng cảm của bậc quân tử; là biểu thị sinh động cho giá trị của sự phóng khoáng, ngạo nghễ xem thường khó khăn. Giữa mùa đông, trước khi tuyết tan và chim nhạn quay về, cành hoa mai khẳng khiu, trụi lá, chống chọi giữa mùa đông khắc nghiệt. Để rồi đến đúng thời điểm, hoa nở rộ như một lời nhắn nhủ rằng: “Mùa xuân sẽ đến!”.
THIÊN THẦN Ở KHẮP NƠI, MẸ ƠI!
Tâm hồn trẻ thơ mang những giá trị trong sáng, thánh khiết, thiện lương nhất mà bạn có thể tìm thấy trên cuộc đời này. Với mỗi đứa trẻ, người mẹ thật sự là Thiên thần của bé và bé con lại chính là Thiên thần của mẹ; và cũng còn có rất nhiều, rất nhiều những Thiên thần khác nữa mà ta chỉ có thể cảm nhận được khi tim ta đủ Thiện niệm.
Ngay từ khi Thiên thần nhỏ của mẹ chào đời, mẹ đã luôn mong muốn giữ vẹn nguyên tâm hồn trong sáng và đầy ắp Thiện niệm ấy:
“Mẹ dạy con hãy nhớ làm người tốt
Chân thật không nói dối, bao người mến
Yêu thương và bao dung mọi người bên con
Nhẫn nại khi con gặp điều khó khăn”.
BÊN BỜ NGUYỆT NHA
Hồ trăng nước đầy vẹn nghìn năm
Bể dâu thoáng chốc đã cạn dòng
Lòng người dâu bể vùi Thiện niệm
Chẳng hay phía trước biến cuồng phong.
Trong dòng sông dài lịch sử, nền văn hóa Thần truyền đã để lại cho đời một kho tàng đồ sộ về những Điển tích, Thần tích giúp giáo hóa cho con người tương lai, và câu chuyện ‘Nguồn gốc xuất hiện của Hồ trăng lưỡi liềm – Nguyệt Nha Tuyền” là một trong những điển tích như vậy.