Thước Sơn Sơn Thần
Hệ thống dãy núi Thước Sơn 鹊山, từ núi Chiêu Diêu 招摇 đến núi Ki Vĩ 箕尾 có tổng cộng mười ngọn núi, dài khoảng 2950 dặm. Sơn Thần của những ngọn núi này đều có thân chim và đầu rồng. Nghi thức cúng tế những Sơn Thần này như sau: Dùng một miếng ngọc chương, một miếng ngọc thạch và lông động vật dùng khi tế thần chôn vào đất cùng với nhau, gạo trắng cúng tế dùng gạo lúa, dùng cỏ may trắng làm chiếu ngồi cho thần.
Chú thích:
Ngọc chương: Hòn ngọc đẽo phẳng gọi là khuê 圭, xẻ đôi lấy một nửa gọi là chương 璋.
Nam Thứ Tam Sơn Sơn Thần
Hệ thống dãy núi thứ ba phía nam, từ núi Thiên Ngu 天虞 đến núi Nam Ngu 南禺 có tổng cộng 14 ngọn núi, trải dài 6530 dặm. Những vị thần cư ngụ ở đây đều có thân rồng và mặt người. Nghi thức cúng tế những Sơn Thần này như sau: Lấy máu chó bôi vào khe hở của chuông trống bảo khí, ngoài ra còn dùng gia súc và gạo trắng để cúng tế.
Phi Thú Chi Thần
Hệ thống dãy núi thứ ba ở phía tây, từ núi Kiềm Sơn 钤山 đến núi Lai Sơn 莱山 có tổng cộng 17 ngọn núi, dài 4140 dặm. Trong đó Sơn Thần của 10 ngọn núi đều có mặt người và thân ngựa. Ngi thức cúng tế của 10 ngọn núi này là: dùng một con gà trống màu sắc sặc sỡ để cúng tế, lúc cúng tế không cần gạo trắng.
Và Sơn Thần của 7 ngọn núi khác lại có mặt người và thân trâu, bốn chân và một cánh tay, phải chống gậy mà đi, 7 vị thần này chính là cái gọi là “Phi Thú Chi Thần 飞兽之神”. Nghi thức cúng tế là: đặt lợn và dê ở trên chiếu cỏ tranh.
Nhân Diện Mã Nhân Thần
Từ Kiềm Sơn 钤山 đến Lai Sơn có tổng cộng 17 ngọn núi, trong đó Sơn Thần của 10 ngọn núi là Nhân Diện Mã Thân Thần, Nhân Diện Mã Thân Thần có cơ thể là ngựa, nhưng đầu lại là một khuôn mặt người. Nhân Diện Mã Thân Thần còn được gọi là Thập Bối Thần 十辈神, Tây Sơn Thập Thần 西山十神. Về đi đứng, có người nói rằng Nhân Diện Mã Thân Thần là đứng thẳng mà đi, cũng có người nói rằng Nhân Diện Mã Thân Thần là bò mà đi.
Nhân Diện Mã Thân Thần trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Kinh thứ hai》: “Từ Kiềm Sơn đến Lai Sơn, gồm 17 ngọn núi, mười vị thần của nó, đều là mặt người mà thân ngựa.”
Cổ
Lại đi về phía tây bắc ngọn núi Mật Sơn 峚山 420 dặm, có ngọn núi tên Chung Sơn 钟山, con trai của Sơn Thần Chung Sơn 钟山 Chúc m 烛阴 tên là Cổ 鼓, có mặt người và thân rồng. Cổ từng đồng mưu với Khâm Phi 钦䲹, giết chết Thiên Thần Bảo Giang 天神葆江 ở phía nam núi Côn Luân 昆仑, sau khi Thiên Đế biết được đã giết chết Cổ và Khâm Phi ở Dao Nhai 瑶崖 phía đông núi Chung Sơn. Sau khi Khâm Phi chết hóa thành một con chim Đại Ngạc 大鹗, hình dạng loài chim này giống chim đại bàng, trên người có vằn màu đen, cái đầu màu trắng, cái mỏ màu đỏ và vuốt hổ, tiếng kêu của nó giống như tiếng kêu của chim Thần hộc, loài chim này mà xuất hiện thì thiên hạ sẽ xảy ra chiến tranh to; sau khi Cổ chết hóa thành một con chim Tuấn 鵕, hình dạng nó như diều hâu, có cái chân màu đỏ và cái mỏ thẳng tắp, trên người có hoa văn màu vàng, cái đầu màu trắng, tiếng kêu của nó giống như tiếng kêu của chim hồng hộc, nó xuất hiện ở đâu, thì nơi đó sẽ xảy ra nạn hạn hán lớn.
Thần hộc 晨鹄: là một loài chim nước, hình dạng giống con ngỗng, thân hình lớn hơn con ngỗng, tiếng kêu vang dội.
Hồng hộc 鸿鹄: thiên nga, ngỗng trời.
Tây Vương Mẫu
Lại đi về phía tây ngọn núi Lỏa Mẫu 蠃母 350 dặm, có ngọn núi tên Ngọc Sơn 玉山, là nơi cư trú của Tây Vương Mẫu 西王母. Tây Vương Mẫu có hình dáng như con người, có đuôi báo, nanh hổ, yêu thích gào thét, tóc bà xoã tung, trên đầu cài đồ trang sức bằng ngọc, chưởng quản bệnh dịch và năm loại hình phạt và việc tàn sát của các loài sinh vật trên thiên hạ. Trên núi có loài dã thú, hình dáng như con chó, trên người có vằn báo, sừng của nó giống sừng trâu, tên của loài dã thú này gọi là Giảo 狡, tiếng kêu của nó giống như tiếng chó sủa, loài dã thú này xuất hiện ở quốc gia nào, thì quốc gia đó sẽ được mùa. Trên núi có loài chim, hình dạng như con chim trĩ, khắp toàn thân đều là màu đỏ, tên của loài chim này gọi là Thắng Ngộ 胜遇, dùng cá làm thức ăn, tiếng kêu của nó giống như tiếng hươu kêu, loài chim này xuất hiện ở quốc gia nào, thì quốc gia đó sẽ gặp đại hồng thủy.
Năm loại hình phạt mà Tây Vương Mẫu chưởng quản đó là:
Mặc 墨: khắc chữ lên đầu người.
Nhị 劓: cắt mũi.
Phí 剕: Chặt chân.
Cung 宫: phá huỷ cơ quan sinh dục.
Đại tích 大辟: tử hình.
Đông Sơn Sơn Thần
Hệ thống dãy núi thứ nhất phía đông, từ núi Sấu Chu cho đến núi Trúc Sơn, có tổng cộng 12 ngọn núi, dài tới 3600 dặm. Sơn Thần của mỗi ngọn núi đều có thân người và đầu rồng. Nghi thức cúng tế những Sơn Thần này là: Vật tế là máu của một con chó, còn khi cầu khấn thì phải dùng cá.
Đông Thứ Tam Sơn Sơn Thần
Hệ thống dãy núi thứ ba phía đông, từ núi Thi Hồ 尸胡 cho đến núi Vô Cao 无皋, có tổng cộng 9 ngọn núi, dài tới 900 dặm. Sơn Thần tại đây đều có thân người và sừng dê trên đầu. Nghi thức cúng tế những Sơn Thần này là: Vật tế là một con dê đực, gạo trắng dùng để cúng tế là gạo kê. Khi những Sơn Thần này xuất hiện, đều sẽ kèm theo mưa to gió lớn, xuất hiện nạn hồng thủy hoặc hư hại hoa màu.
Tế Sơn Sơn Thần
Hệ thống dãy núi Tế Sơn 济山, từ núi Huy Chư 辉诸 đến núi Mạn Cừ 蔓渠, có tổng cộng 9 ngọn núi, dài tới 1670 dặm. Những Sơn Thần ở đây đều có mặt người và thân chim. Nghi thức cúng tế là: Dùng vật có lông làm đồ cúng tế, và còn cần phải dâng một miếng ngọc đẹp, ném đồ cúng tế vào trong sơn cốc, khi cúng tế không cần gạo trắng.
Vũ La
Lại đi về phía đông núi Ngao Ngạn 敖岸 10 dặm có ngọn núi Thanh Yêu 青要. Nơi đó có rất nhiều ngỗng hoang dã. Nhìn về phía nam núi Thanh Yêu có thể nhìn thấy bãi Thiện Chử 墠渚, Thiện Chử là nơi cha của Đại Vũ hóa thành Hoàng Hùng 黄熊, nơi đó có rất nhiều ốc sên và bồ lô. Thần Vũ La 武罗 chưởng quản núi Thanh Yêu, vị thần này có mặt người, trên người có vằn báo, eo rất nhỏ, hàm răng trắng toát, trên lỗ tai đeo khuyên kim ngân, tiếng nói của y như âm thanh ngọc thạch va chạm vào nhau. Núi Thanh Yêu thích hợp cho nữ giới cư trú. Sông Chẩn Hà 畛河 bắt nguồn từ ngọn núi này, rồi chảy về hướng bắc trút vào sông Hoàng Hà. Trong núi có loài chim, tên là Yểu 鴢, hình dạng nó như con vịt trời, thân màu xanh, con mắt màu đỏ nhạt và đuôi màu đỏ sẫm, ai ăn thịt của nó thì sẽ sinh nhiều con.
Bồ lô 蒲卢: là một loài động vật thân mềm có vỏ sò hình tròn, giống như nghêu sò ngọc trai.
Ly Sơn Sơn Thần
Hệ thống dãy núi Ly Sơn 厘山, từ núi Lộc Đề 鹿蹄 đi tới núi Huyền Hỗ 玄扈, có tổng cộng 9 ngọn núi, trải dài 1670 dặm. Sơn Thần của những ngọn núi này đều có mặt người và thân dã thú. Nghi thức cúng tế những Sơn Thần này là: Dùng máu của một con gà trắng để hiến tế, không cần gạo trắng.
Mân Sơn Sơn Thần
Hệ thống dãy núi Mân Sơn 岷山, từ núi Nữ Kỷ 女几 đến núi Giả Siêu 贾超 có tổng cộng 16 ngọn núi, trải dài 3500 dặm. Sơn Thần của những ngọn núi này đều có thân ngựa và đầu rồng. Nghi thức cúng tế những Sơn Thần này là: Vật tế là một con gà trống, sau khi cúng tế chôn xuống dưới đất, gạo trắng dùng để cúng tế là gạo lúa. Có núi Văn Sơn 文山, Câu Nhị 勾檷, Phong Vũ 风雨 và núi Quy Sơn 騩山. Nghi thức cúng tế Sơn Thần của những ngọn núi này là: Dùng rượu ngon, lợn, dê làm vật cúng tế và một miếng ngọc cát có phẩm chất tốt nhất.
Hùng Sơn 熊山 là thủ lĩnh của các ngọn núi, nghi thức cúng tế Sơn Thần của núi này là: Dùng rượu ngon, đủ cả ba loại gia súc bò, dê, lợn. Ngọc dùng để cúng tế là một miếng ngọc bích. Hơn nữa còn phải tay cầm tấm khiên khiêu vũ, làm vậy để nhằm trừ khử tai họa; muốn khẩn cầu cát tường, thì trên người phải mặc lễ phục tay cầm ngọc đẹp khiêu vũ.
Kinh Sơn Sơn Thần
Hệ thống dãy núi Kinh Sơn 荆山, từ núi Dực Vọng 翼望 đến núi Kỷ Sơn 几山, có tổng cộng 48 ngọn núi, trải dài 3732 dặm. Sơn Thần của những ngọn núi này đều có thân lợn và đầu người. Nghi thức cúng tế những Sơn Thần này là: Dùng một con gà trống, sau khi cúng tế thì chôn xuống dưới đất, ngọc dùng để cúng tế là một miếng ngọc khuê, cúng tế dùng năm loại ngũ cốc kê, cốc, thóc, lương, mạch. Núi Hòa Sơn 禾山 là thủ lĩnh của các ngọn núi. Nghi thức cúng tế Sơn Thần của ngọn núi này là: Đầy đủ cả ba loại gia súc lợn, bò, dê, đồ ngọc dùng khi cúng tế là một miếng ngọc bích. Đổ Sơn 堵山 và Ngọc Sơn 玉山 là núi chủ của các ngọn núi, khi cúng tế phải dùng lợn, dê, và một miếng ngọc cát thượng đẳng.
Hạ Hậu Khải
Hạ Hậu Khải là con trai Đại Vũ, là vị vua thứ hai của nhà Hạ. Tương truyền rằng khi xem ca múa 《Cửu Đại》tại Đồng Đại Nhạc 大乐, Hạ Hậu Khải 夏后启 cưỡi hai con rồng, trên đầu ông có ba tầng mây mù làm ô che. Tay trái cầm một cái lọng che, tay phải cầm một cái vòng ngọc. Đồng Đại Nhạc ở phía bắc núi Đại Vận 大运. Còn có ý kiến cho rằng nơi Hạ Hậu Khải xem ca múa 《Cửu Đại》 là đồng Đại Di 大遗.
Hình Thiên
Hình Thiên 刑天 cùng Thiên Đế 天帝 tranh cướp thần vị, Thiên Đế chém đứt đầu của Hình Thiên, chôn đầu của Hình Thiên ở núi Thường Dương 常羊. Hình Thiên liền dùng đầu vú làm mắt, dùng rốn làm miệng, một tay cầm tấm khiên một tay khua lưỡi búa lớn tiếp tục chiến đấu.
Cái Dư Quốc Thần
Cạnh Hạ Châu 夏州 là nước Cái Dư 盖余. Nước này có vị thần, có tám đầu, trên mỗi một đầu đều có mặt người, thân giống con hổ, có mười cái đuôi, tên gọi là Thiên Ngô 天吴.
Ngu Hạo
Ở trên hòn đảo Đông Hải có vị thần, mặt người, thân chim, trên tai treo hai con rắn màu vàng, dưới bàn chân giẫm lên hai con rắn màu vàng mà đi, tên của ông gọi là Ngu Hạo 禺䝞. Hoàng Đế 黄帝 sinh Ngu Hạo, Ngu Hạo sinh Ngu Kinh 禺京, Ngu Kinh ở tại Bắc Hải, Ngu Hạo ở tại Đông Hải, đều là Hải Thần 海神.
Xa Bỉ Thi
Có vị thần mặt người, tai chó, thân dã thú, trên tai treo hai con thanh xà, tên của vị thần này gọi là Xa Bỉ Thi 奢比尸.
Chúc Long
Ở phía tây bắc hải ngoại, phía bắc sông Xích Hà 赤河, có ngọn núi tên Chương Vĩ 章尾. Trên núi có vị thần mặt người, thân rắn, toàn thân đều là màu đỏ, cơ thể dài một ngàn dặm, con mắt dựng đứng, mí mắt hợp thành một cái khe, nhắm mắt lại chính là đêm đen, mở mắt ra chính là ban ngày, không ăn đồ vật không ngủ cũng không hô hấp, chỉ nuốt gió và mưa. Ông có khả năng soi sáng địa phương cực kỳ u ám tối tăm, chính là thần Chúc Long 烛龙 trong truyền thuyết.
Chú thích:
Chúc cửu âm 烛九阴: “Chúc 烛” nghĩa là chiếu sáng, “Cửu m 九阴” biểu thị nơi cực kỳ u ám tối tăm, cửu 九 là phó từ biểu thị mức độ. Cho nên thần Chúc Long còn có tên gọi khác là Chúc Cửu.
Hàn Lưu
Ở phía đông sông Lưu Sa 流沙, phía tây sông Hắc Hà 黑河, có nước Triều Vân 朝云 và nước Tư Trệ 司彘. Lôi Tổ 雷祖 thê tử của Hoàng Đế 黄帝 sinh Xương Ý 昌意. Xương Ý từ trên trời giáng xuống cư trú ở sông Nhược Hà 若河, sinh ra Hàn Lưu 韩流. Hàn Lưu có cái đầu rất dài, lỗ tai nho nhỏ, có mặt người, miệng lợn, thân Kỳ Lân, chân vòng kiềng, móng lợn nhỏ, Hàn Lưu cưới A Nữ 阿女 tộc Náo Tử 淖子 làm thê tử, sau đó sinh ra Chuyên Húc 颛顼.
Chú thích
Lôi Tổ 雷祖: Theo truyền thuyết Hoàng Đế có người vợ tên là Luy Tổ (嫘祖) hay Loa Tổ (螺祖), là người đã dạy cho phụ nữ nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa.
Long Thân Nhân Diện Thú
Long Thân Nhân Diện Thú là Sơn Thần của tổng cộng 14 ngọn núi từ núi Thiên Ngu 天虞 đến núi Nam Ngu 南禺, có cơ thể của con rồng và khuôn mặt của con người. Còn có một cách nói khác là Long Thân Nhân Diện Thú có cơ thể của con chim và khuôn mặt của con người, có chút không khớp so với tên gọi Long Thân Nhân Diện Thú.
Anh Chiêu
Anh Chiêu là Sơn Thần của núi Hòe Giang 槐江, ngoại hình tập hợp của bốn loài động vật người, ngựa, hổ, chim thành một thể. Anh Chiêu có khuôn mặt người, thân ngựa, hai cánh chim và vằn hổ, là vị thần trông coi Bình Phố平圃, đồng cỏ tự nhiên thuộc quyền cai quản của hoàng đế. Anh Chiêu thường hay đi tuần tra tứ hải. 《Đồ Tán》 viết: “Núi Hòe Giang, Anh Chiêu là chủ.”
Trích 《Sơn Hải Kinh · Tây Kinh thứ ba》: “Núi Hòe Giang, nơi đó là vườn của hoàng đế, có thần Anh Chiêu 神英招 cai quản, dạng nó như thân ngựa mà mặt người, vằn hổ mà cánh chim, tuần ở Tây Hải, phát tiếng như tiếng ríu.”
Lục Ngô
Lục Ngô là Sơn Thần thủ vệ đế đô Hoàng Đế trên gò núi Côn Luân. Lục Ngô là một vị quái thần người hổ cùng chung một thể, nó mặt người thân hổ móng hổ, mọc chín cái đuôi. Ngoài đế đô Hoàng Đế, nó còn kiêm quản biên giới của chín khu vực trên trời và mùa vụ vườn hoa của Thiên Đế. Hình thái của Lục Ngô có hai loại cách nói: một cái nói là mặt người thân hổ chín đuôi; một cái khác lại nói là chín đầu mặt người thân hổ.
Trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Kinh thứ ba》: “Gò núi Côn Luân, thực ra đó là đế đô của Hoàng Đế, thần Lục Ngô 神陆吾 cai quản. Thần đó thân hổ mà chín đuôi, mặt người mà móng hổ. Cũng là thần, cai quản chín bộ trên trời và mùa vụ vườn hoa của Thiên Đế.”
Trường Thừa
Trường Thừa là Sơn Thần ở Lưu Sa gần núi Lỏa Mẫu 蠃母, dáng vẻ của nó giống người, nhưng lại có một cái đuôi báo, có người nói rằng nó là do chín cái đức của trời sinh ra, khi Đại Vũ trị thủy đến nơi sông Thao ấy, có một người dáng dấp rất dài thay mặt Thiên Đế giao cho ông một quyển hắc ngọc thư, người có “dáng dấp rất dài” này chính là Trường Thừa.
Trường Thừa trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Kinh thứ ba》: “Hướng tây theo đường thủy 400 dặm, là Lưu Sa, 200 dặm đến núi Lỏa Mẫu, thần Trường Thừa 神长乘 cai quản, đó là chín cái đức của trời. Thần đó dạng như người mà đuôi báo.”
Thần Ủy Thị
Thần Ủy Thị tức Tây Phương Thiên Đế Thiếu Hạo 西方天帝少昊. Thiếu Hạo họ Kim Thiên 金天, tên Chí 挚, ông đã từng thành lập một quốc gia ở một trong năm núi thần Quy Khư 归墟, đặt tên là nước Thiếu Hạo 少昊之国. Quy Khư nằm ở ngoài khơi Đông Hải, nước Thiếu Hạo liền trở thành một vương quốc của loài chim, bách quan đều do bách điểu đảm nhận, mà Thiếu Hạo Chí chính là vua của muôn chim.
Thần Ủy Thị trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Kinh thứ ba》: “Núi Trường Lưu 长留, đó là nơi thần Bạch Đế Thiếu Hạo cư ngụ. Thú ở đó đều có vằn ở đuôi, chim ở đó đều có vằn ở đầu. Ở đó có nhiều văn ngọc thạch. Thực ra đó là cung điện của Thần Ủy Thị 神磈氏. Đó là thần chủ quản phản cảnh.” (Tức là giám sát mỗi ngày khi mặt trời lặn, hình bóng phản chiếu vạn vật có nghiêng về phía đông hay không).
Đế Giang
Đế Giang tức thần Hỗn Độn 混沌神. Thần Hỗn Độn Đế Giang không đầu không mặt, dáng vẻ giống như cái túi vàng, màu sắc đỏ như đan hỏa, có sáu chân, bốn cánh. Trong sách cổ có nhắc đến Đế Giang tức Đế Hồng. Trong《Tả Truyện · Văn Công Thập Bát Niên》có viết: “Xưa Đế Hồng thị 帝鸿氏 có đứa con bất tài, người dân trong thiên hạ gọi là Hỗn Độn 浑敦.”
Đế Giang trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Kinh thứ ba》: “Ở Thiên Sơn, có vị thần, dạng nó như cái túi vàng, màu đỏ như đan hỏa, sáu chân bốn cánh, không có mặt mũi, biết ca múa, còn được gọi là Đế Giang 帝江.”
(Trích nguồn: https://niemlam.wordpress.com/)