NỮ THẦN NÔNG NGHIỆP TRONG THẦN THOẠI HY LẠP
Demeter là một trong những vị thần vĩ đại và lâu đời nhất của đền thờ Hy Lạp cổ đại. Ngài là con gái của Cronus and Rhea, và là chị em gái của Jupiter, Neptune, Pluto, Hera, và Hestia. Như tên của cô, Demeter là Mẹ Trái Đất. Demeter là nữ thần của sự màu mỡ, người bảo vệ nông nghiệp và mùa màng nói chung, cũng là nữ thần thực vật và thường được hình dung là cầm một lõi ngô và trong một số trường hợp là ngọn đuốc.
Thần Nông dè dặt, kín đáo, nhu mì, với nét nghiêng khuôn mặt nhỏ nhắn. Từ rất sớm cô đã có được sự ưu ái và đồng cảm của các vị Thần Olympian khác. Khả năng, trình độ và năng lực của tất cả các vị Thần đã được xác định và Demeter đã được trao cho các yếu tố trong tính cách bởi sự thấu hiểu và lưu tâm của cô ấy, và cô ấy đã hành động với sự tôn trọng đối với các vị Thần.
Demeter là nữ Thần dành như gần cả cuộc đời mình để cho người phàm. Cô xuống Trái Đất để dạy con người cách cày bừa, cách thu hoạch, cách tưới nước và cách cho thú nuôi ăn. Trong tay cô, luôn có một cái liềm vàng tượng trưng cho sự bội thu của cánh đồng lúa mì.
Khi Demeter đi qua các vùng đất khác nhau, Trái Đất được làm giàu, chứa đầy trái cây, đồng cỏ xanh và gia súc. Demeter cũng là một người mẹ trung thành và tận tụy. Cô có một người con gái với Sao Mộc(Thần Zeus) được gọi là Persephone – cô con gái yêu dấu.
Con gái Persephone của Demeter bị bắt cóc bởi thế lực đen tối của Pluto(Sao Diêm Vương). Sau khi con gái bị bắt cóc, Demeter đi tìm con gái trong vô vọng và quyết định không trở lại Olympus- ngọn núi nơi mà các vị Thần cư ngụ nữa.
Demeter biến thành một bà lão nghèo khổ với những nếp nhăn và bắt đầu đi lòng vòng trong thành phố và các ngôi làng để quên đi nỗi đau. Trong lúc lang thang, không ai chịu chấp nhận cô. Mệt nhọc và kiệt sức đã làm hỏng phẩm cách thuần khiết của cô, khiến không ai và không thứ gì có thể ảnh hưởng đến cô.
Demeter, thất vọng bởi tình thế bất lợi của cô ấy, làm cho mọi rủi ro lan rộng khắp thế giới. Cô ấy buộc hạt giống ẩn trong đất khiến nó không thể nảy mầm và làm cho Trái Đất trở nên cằn cỗi.
Cha của các vị Thần, Thần Zeus nhận thấy rằng một năm đói kém đã tàn phá Trái Đất do phản ứng của Demeter, trước tình huống bất lợi khi mất con gái. Để giúp loài người không bị chết đói, ông đã cố gắng thuyết phục Demeter khôi phục sự màu mỡ cho Trái Đất nhưng Demeter khước từ sự thay đổi trừ phi con gái của cô ấy trở lại bên cạnh mình.
Không nghĩ ra điều gì khác hiệu quả hơn, ông quyết định làm trung gian, ông phái sao Thủy(Hermes) đến chỗ Pluto(Hades) và thuyết phục ông ta để Persephone được tự do để trở về với mẹ.
Pluto nghe theo mệnh lệnh của con trai Thần Zeus và đồng ý thả Persephone, nhưng không tiết lộ mục đích thật sự của mình. Nói tạm biệt với Persephone, Pluto – vị Thần xấu xa của thế giới ngầm, tặng cô bé một vài hạt lựu để ăn, điều mà cô bé không biết nó sẽ làm cô vĩnh viễn không bao giờ có thể trở lại với bố mẹ của mình.
Sau buổi chia tay, Hermes đón cô con gái xinh đẹp, tải cỗ xe của mình và dẫn Persephone về với mẹ của cô bé ở Eleusis. Demeter được đoàn tụ với cô con gái bị thất lạc, cô bé rơi vào lòng cô, tràn ngập niềm vui.
Cô ấy khó có thể tin được sự trở lại của Persephone, và không thể tin được họ đã tìm ra cách để giải thoát cho con bé. Demeter hỏi con gái rằng Pluto có cho con ăn cái gì không. Persephone, ngây thơ như cô, đã miêu tả cho mẹ cô bé về vụ câu chuyện hạt lựu.
Demeter, đau buồn, hiểu ra điều quan trọng của sự việc này, và tuyên bố với con gái của mình rằng giờ cô có nghĩa vụ phải dành một phần thời gian mỗi năm ở địa ngục. Giữ đúng lời hứa về cuộc thương lượng giữa cô ấy và Thần Zeus, Demeter trả lại sự màu mỡ cho Trái Đất và trở về Olympus với Persephone.
Kể từ khi Persephone bị bắt cóc trở về, khả năng sinh sản của Trái Đất phát triển theo các mùa. Mùa xuân và mùa hè nhường chỗ cho mùa thu và mùa đông. Vào mùa thu, các hạt giống ( như bản thân Persephone) được chôn dưới đất, nhưng vào mùa xuân Persephone cũng như các cây trồng trên Trái Đất lại lộ ra dưới ánh Mặt Trời một lần nữa.
Người dịch : Tiểu Liên Hoa
Nguồn dịch : http://www.visiontimes.com/2017/06/16/the-goddess-of-agriculture-in-greek-mythology.html