CHUYỆN KỂ VỀ TRI ÂM

Khi chào hỏi, bạn đã từng bao giờ nhắc đến hai chữ “tri âm” khi giới thiệu về người quen hay bạn thân chưa? 

“Tri âm” được dùng với ý nghĩa nói về người bạn thân có thể thấu hiểu bản thân mình nhất, nhưng rốt cuộc bạn có biết nguyên lai của hai từ này từ đâu không?

Vào thời đại Xuân Thu có đôi bạn thân là Bá Nha (354 TCN) và Chung Tử Kì. Bá Nha là một người chơi đàn Cầm trứ danh. Lúc Bá Nha vừa nghĩ về “cao sơn” (núi cao) vừa gảy đàn thì trong tâm Tử Kì cũng hiện lên hình ảnh núi cao. Lúc Bá Nha vừa nghĩ về “lưu thủy” (nước chảy) vừa gảy đàn thì trong tâm Tử Kì cũng hiện lên hình ảnh dòng Dương Tử và Hoàng Hà cuồn cuộn chảy. Dường như Tử Kì có thể thấu hiểu được âm thanh phát ra từ tiếng đàn Cầm của Bá Nha.

Bá Nha rất vui mừng và cảm ơn sâu sắc khi có được Chung Tử Kì là người duy nhất biết nghe đàn. Nhưng không may thay, Tử Kì ngã bệnh ra đi không quay trở lại nữa. Bá Nha biết Tử Kì đã chết thì vô cùng bi thương. Sau khi diễn tấu “Cao Sơn Lưu Thủy” tiễn đưa Tử Kì, Bá Nha đã cắt đứt dây cung của cây đàn Cầm mà mình yêu quý và cả đời không bao giờ gảy đàn nữa.

Từ đây có thể thấy “tri âm” là nói về người bạn thân tâm linh tương thông với nhau, cũng là người bạn thân độc nhất vô nhị.

Khi Tử Kì mất, vì sao Bá Nha nói rằng người có thể lắng nghe đàn Cầm không còn một ai nữa? Bạn có nghĩ rằng thật lãng phí khi dừng chơi đàn cả đời không?

Sự thật của bí mật này nằm trong cây đàn Cầm mà Bá Nha sử dụng.

Đàn Cầm được dùng như một loại nhạc cụ từ 5.000 năm trước ở Trung Quốc. Nhưng đàn Cầm không phải là nhạc cụ phổ thông tầm thường, mà nó được dùng như một vật thần thánh để tu dưỡng tinh thần.

Diễn tấu đàn Cầm không phải là để biểu diễn thể hiện tình cảm cá nhân hay để mua vui cho người khác, mà là để trấn tĩnh cảm xúc bản thân, bài trừ tà niệm, đối thoại với nội tâm bản thân, đạt đến một cảnh giới tâm cảnh bình hòa.

Bá Nha và Chung Tử Kì có thể sẻ chia thế giới tinh thần cùng nhau, có lẽ ngoài âm nhạc thì cũng khai hoa nở nhụy trong những chủ đề chung như nhân sinh quan, thế giới quan … Bá Nha có được người bạn thân thấu hiểu cho tinh túy chân thật trong âm nhạc của mình nên cảm thấy rất vui mừng. Chắc hẳn Bá Nha đã xem người bạn thân này quan trọng hơn tất cả mọi thứ khác. Vì lẽ đó, nỗi đau khổ và bi thương của Bá Nha khi mất đi người bạn thân là sự mất mát vô cùng lớn.

Câu chuyện về “tri âm” tiếp tục được lưu truyền qua nghìn năm ở Trung Quốc, khúc nhạc “Cao Sơn Lưu Thủy” Bá Nha diễn tấu cũng được lưu truyền trong suốt mấy nghìn năm.

Năm 1977, khúc đoạn “Lưu Thủy (Flowing Streams)” diễn tấu bởi nhà diễn tấu Cổ Cầm trứ danh Quản Bình Hồ đã được thu âm lại bằng đĩa vàng nguyên chất và được gửi vào vũ trụ bởi tàu du hành Voyager 1 và Voyager 2 của NASA.

Kiệt tác về tình bạn giữa hai người có lẽ cũng sẽ vang vọng mãi trong vũ trụ xa xôi.

Nguồn: Vision Times Japan