Thế nào là cổ điển?

“Cổ điển” (classic, classicism) là một từ có hàm ý truyền thống và hình mẫu mô phạm; thông thường nguyên lai dùng để chỉ phong cách và giá trị của nghệ thuật, mỹ thuật thời Hi Lạp và La Mã cổ đại. Từ này được dùng sớm nhất trong văn học, từ sau thế kỉ 17 mới vận dụng nó vào mỹ thuật. Các học viện phổ biến đương thời cho rằng nghệ thuật thời Hi Lạp và La Mã cổ đại là hình mẫu mô phạm đặt ra cho tương lai. Ví như văn nghệ Phục Hưng cũng tiếp thu sự khai sáng của nghệ thuật cổ đại, từ sự chưa trưởng thành thời trung cổ cho đến đỉnh cao xán lạn của nghệ thuật. Vậy nên “nghệ thuật cổ điển” và “chủ nghĩa tân cổ điển” đều để chỉ đến việc tiếp thu phong cách đẹp và lý niệm ảnh hưởng từ văn học, mỹ thuật, kiến trúc v.v của thời Hi Lạp và La Mã cổ xưa. Điểm đặc trưng là theo đuổi sự hoàn mỹ và giá trị vĩnh hằng, nhấn mạnh lý tính, trật tự, rõ ràng, sự đơn thuần về kết cấu trên mặt hình thức, sự cân đối và tỉ lệ hòa hợp với chỉnh thể. Về mặt tinh thần tuân theo tính chất hướng nội, đề cao sự tôn nghiêm, cao quý, bình hòa v.v

Vào thời kì văn nghệ Phục Hưng, hoài cổ đã trở thành một trào lưu. Giữa thế kỉ 18 về sau, phong trào khảo cổ dẫn khởi việc khai quật văn minh cổ lại một lần nữa khơi gợi cho con người thú vui sưu tập đồ cổ, mang lại cảm hứng đậm đà đối với nghệ thuật cổ điển. Thời đó các nghệ thuật gia lấy La Mã làm nền để phác họa, biểu hiện ra phẩm đức cao thượng của người xưa. Người ta không chỉ thưởng thức, học hỏi theo nghệ thuật thời kì văn nghệ Phục Hưng mà còn cố gắng học hỏi trực tiếp nghệ thuật cổ điển của Hi Lạp và La Mã.

Nhìn từ lịch sử phát triển của nghệ thuật, nghệ thuật cổ điển kế thừa quan niệm đạo đức ưu mỹ trong mỹ thuật chính thống. Kỹ pháp tả thực khách quan, hài hòa và thiện lương; nội hàm mỹ hảo. Cho dù là thời kì nào, dân tộc nào cũng đều có thể tiếp thụ và hết sức hoan nghênh; bởi vì nó phù hợp với nhân tính thiện lương và cũng là tiêu chuẩn vĩnh hằng của nghệ thuật.   

Tác giả: Tạ Xuân Hoa

Dịch từ Chánh Kiến Net