Nhân sâm tiên dược bí truyền của Trung y cổ đại

Trong lịch sử, con người bắt đầu sử dụng nhân sâm từ 10 triệu năm trước. Nhân sâm là một phần trong văn hóa thần truyền mà thần để lại cho con người.

Thần Nông nếm nhân sâm

Khi Thần Nông nếm thử các loại thảo dược, ông đã nếm thử nhân sâm. Một hôm, ông đang hái thảo dược trên núi thì đào được một cây nhân sâm 300 năm tuổi, Thần Nông phân cây nhân sâm này ra thành hai phần, một phần ăn sống còn một phần nấu chín lên ăn.

Thần Nông là người tu luyện đã đạt đến cảnh giới rất cao, trong trạng thái tu luyện, ông đã dùng công năng để ghi chép lại dược tính và công dụng của nhân sâm. Ông phát hiện nhân sâm không chỉ có tác dụng an thần định phách, bồi bổ khí huyết, làm cơ thể khỏe mạnh, mà đối với người mắc trọng bệnh còn có tác dụng cải tử hoàn sinh.

Để kiểm nghiệm thêm công dụng trị liệu của nhân sâm, ông đã nấu linh chi và địa hoàng cùng với nhân sâm. Do dược tính quá mạnh, Thần Nông sau khi uống vào đã bị hôn mê ba ngày. Sau khi tỉnh lại, ông cảm giác được thể lực sung mãn, tinh thần phấn chấn, da dẻ cũng trở nên mịn màng hơn, giống như quay trở lại thời thanh xuân vậy.

Trong quá trình làm nghề y, ông đã gặp trường hợp một đứa trẻ bảy tuổi bị ngất dẫn đến tử vong. Trước tiên, ông thi triển pháp thuật triệu hồi hồn phách của đứa trẻ trở lại nhục thân, sau đó dùng nhân sâm 300 năm tuổi sắc thành thuốc cho uống, giúp cho đứa trẻ yếu ớt nhanh chóng được bổ sung khí huyết, sau một thời gian ngắn sức khỏe đứa trẻ khôi phục trở lại bình thường. Loại phương pháp trị liệu này vẫn được ghi chép trong các sách y học và được lưu truyền cho đến ngày nay.

Trung y thời cổ đại rất phát triển, nhiều loại bệnh thuốc vào là có thể khỏi ngay nhưng ngày nay khi khoa học hiện đại phát triển, các phương pháp chữa bệnh bằng trung y cố đại bị thất truyền. Con người cũng không còn tin vào trung y cổ đại họ chọn cách chữa trị bằng tây y, dùng thuốc kháng sinh khiến bệnh tình chỉ có thể chữa tạm thời.