Đàn tranh là một loại nhạc cụ truyền thống của Trung Quốc. Đàn tranh thuộc họ dây, chi gảy.
Đàn cổ tranh (đàn tranh Trung Quốc) là một loại nhạc cụ truyền thống có xuất xứ lâu đời từ Trung Quốc. Đàn cổ tranh được biết đến là một loại nhạc cụ dân tộc cổ đại, có nguồn gốc từ nền văn hóa cổ xưa của Trung Hoa và có nguồn gốc lịch sử từ hơn 2500 năm. Loại nhạc cụ này thuộc họ dây, chi gảy. Trong thời hiện đại, đàn tranh có chiều dài tiêu chuẩn là 163 cm, gồm 21 dây đàn và được điều chỉnh theo thang nhạc ngũ âm.
Nhạc cụ
Một loại nhạc cụ gần giống như đàn tranh đã được phát triển vào thời nhà Tần (221-206 TCN). Ban đầu loại nhạc cụ này có 12 dây đàn. ‘Mãi cho đến năm 1961, số lượng dây đàn đã được tăng lên, đa số đàn cổ tranh đều có 18 dây. Cũng cùng trong năm này, hai nhân vật tên là Xu Zhengao và Wang Xunzhi đã tìm hiểu và công bố loại đàn tranh gồm 21 dây đàn lần đầu tiên sau 2 năm nghiên cứu và phát triển. Song song với việc phát triển đàn, họ cũng hoàn thiện phần còn lại của chuỗi ‘hình chữ S, chữ C, v.v..’, được nhanh chóng chấp nhận bởi tất cả các nhà sản xuất đàn và vẫn được sử dụng cho đến ngày hôm nay’ – theo Seattle Guzheng.
Mặc dù loại đàn tranh 21 dây là loại được sử dụng phổ biến nhất, nhưng các nhạc sĩ truyền thống từ các khu vực ven biển của Trung Quốc và Đài loan vẫn tiếp tục sử dụng loại đàn tranh 16 dây. Thậm chí, một số nghệ sĩ khác còn tùy chỉnh và sử dụng đàn có 34 dây. Ban đầu, dây đàn được làm từ tơ. Trong thế kỷ 20, dây kim loại bắt đầu được đưa vào sử dụng. Ngày nay, hầu hết các nghệ sĩ biểu diễn đàn tranh thường sử dụng loại đàn được làm từ dây cước. Loại vật liệu này cho phép đàn thập lục tạo ra âm lượng cao hơn trong khi vẫn giữ được âm sắc hợp lý. Ngoài ra, nhạc cụ có một khoang cộng hưởng được làm từ gỗ của cây ngô đồng. Các nghệ sĩ cũng có xu hướng tô điểm chiếc đàn của họ bằng các loại hình vẽ độc đáo chẳng hạn như chạm khắc, tranh vẽ, thư pháp,…
Các nghệ sĩ cũng có xu hướng tô điểm chiếc đàn của họ bằng các loại hình vẽ độc đáo chẳng hạn như chạm khắc, tranh vẽ, thư pháp,…(Hình ảnh: Ảnh chụp màn hình / Youtube)
Một chiếc đàn tranh bình thường thường nặng từ 9-14 kg. Mặc dù, trông chúng khá là nặng và dày nhưng nó là vật dụng dễ để mang theo. Thông thường, có một ngăn bên phải của các dây (hộp đàn) mà người chơi sử dụng để cất nhạn đàn, dây đàn, trục đàn, v.v. Kể từ khi được phát minh, cổ tranh Trung Quốc đã truyền cảm hứng cho các quốc gia khác sáng tạo ra các loại nhạc cụ tương tự. Một trong những loại phổ biến nhất bao gồm: đàn tranh của Việt Nam, koto của Nhật Bản và kayagum của Hàn Quốc.
Cách chơi đàn tranh Trung Quốc
Người chơi truyền thống sử dụng các ngón tay bên phải để gảy các nốt nhạc và sử dụng các ngón tay bên trái để nhấn, giữ tạo tiếng rung và cao độ. Họ cũng dùng kĩ thuật hiện đại được lấy cảm hứng từ âm nhạc phương Tây sử dụng tay trái tạo ra các nốt trầm và hòa âm. Đây là một sự kết hợp cần thiết giúp đàn tranh tạo quãng rộng hơn.
Các nghệ sĩ sử dụng móng giả (móng gảy) khi gảy đàn. Móng gảy thường được làm từ mai rùa (đồi mồi). ‘Người đánh đàn sử dụng một mảnh vải nhỏ cuộn trên đầu 4 ngón tay phải (trừ ngón út). Khi trình độ tăng lên, họ cũng cần đeo móng gảy vào những ngón tay bên trái. Những phụ kiện này không chỉ bảo vệ ngón tay của người đánh không bị phồng rộp mà còn đảm bảo âm thanh được gảy ra thanh và trong hơn đồng thời cũng khiến âm thanh không bị nghẹt tiếng khi dây đàn rung’- theo Sheet Music Plus.
Người chơi đàn tranh đeo móng gảy bằng cách cuốn một mảnh vải nhỏ trên đầu ngón tay của họ. (Hình ảnh: Ảnh chụp màn hình / Youtube)
Có hai nhóm có phong cách chơi cổ tranh khác nhau – cổ tranh miền Bắc và cổ tranh miền Nam. Tuy nhiên, phong cách chơi đàn tranh Trung Quốc còn được chia thành nhiều trường phái nhỏ hơn tùy thuộc vào từng vùng miền. Hiện nay, có 9 trường phái lớn bao gồm đàn tranh Thiểm Tây, Hà Nam, Sơn Đông, Triều Châu, Khánh Gia, Triết Giang, Phúc Kiến, đàn tranh Triều Tiên và đàn tranh Nhật Bản. Trong thời hiện đại, các nghệ sĩ gảy đàn tranh thường phối hợp, hòa trộn kĩ thuật của cả hai miền Nam-Bắc, chủ yếu tạo ra các phong cách mới. Đàn cổ tranh cũng được sử dụng ngày càng nhiều trong các thể loại âm nhạc khác chẳng hạn như jazz và rock.
Nguồn: http://www.visiontimes.com/2019/11/22/guzheng-the-chinese-zither.html