Âm thanh mê hoặc của đàn nhị

Đàn nhị là một trong những loại nhạc cụ quan trọng nhất, đóng vai trò không thể thiếu trong nền văn hóa của Trung Hoa. Không chỉ vậy, đây còn là nhạc cụ có tuổi thọ rất lâu đời với chiều dài lịch sử hơn 4000 năm. Đàn nhị (tiếng Trung: 二胡; pinyin: èrhú) là loại nhạc cụ dùng dây vĩ (là loại được chơi bằng cách dùng một chiếc vĩ cọ xát vào các dây của nhạc cụ, nhờ đó làm dây rung lên và phát ra âm nhạc), thỉnh thoảng đàn nhị còn được gọi là ‘vĩ cầm hai dây của Trung Quốc’. Loại đàn này có thể truyền tải nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau qua đó chạm vào tâm khảm của người nghe.

Đàn nhị khác với các loại đàn có dây của phương Tây theo nhiều cách. Ví dụ, đàn nhị được chơi theo chiều dọc, các nghệ sĩ thường đặt đàn ở trên đùi của mình. Vì đàn nhị không có bàn phím điều khiển, vì vậy, các nghệ sĩ phải tự giữ và bấm dây đàn.

Cung vĩ của đàn nhị nhìn kĩ giống như hình cái cung. Phần cứng được làm từ tre, gỗ, có hình dáng uốn cong. Phần dây tạo âm thanh được làm từ tơ hoặc lông đuôi ngựa. Cần phải luồn cung vĩ vào giữa hai dây đàn do hai dây đàn khá sát nhau. Khi kéo vĩ thì đẩy cung vĩ về phía trước hoặc về phía sau để chạm vào một trong hai dây đàn sẽ tạo ra giai điệu. Âm nhạc được vang lên từ ống nhị, đây là một bầu nhị có tác dụng khuếch đại âm thanh. Ngữ điệu là một trong những thử thách lớn nhất của nhạc cụ, vì các vị trí đặt ngón tay hay áp lực tay tác dụng lên dây sẽ làm thay đổi đáng kể chất lượng âm thanh mà dây phát ra.

Dưới đây là video của cô Thích Hiểu Quân miêu tả về đàn nhị. Cô là một nhạc sĩ thuộc đoàn Nghệ thuật biểu diễn Shen Yun:

https://youtu.be/1GqVXBIqeT4

(Cô Thích Hiểu Quân là sinh viên tốt nghiệp từ Nhạc viện Thượng Hải. Năm 1991, cô được nhận giải ‘Người trình diễn ấn tượng’ tại cuộc thi Đàn nhị Quốc tế Mùa xuân Thượng Hải lần thứ 14. Từ 2004-2006, cô tham gia biểu diễn trên trương trình chào đón năm mới Trung Hoa trên kênh Tân Đường Nhân (NTD). Sau khi tham gia vào đoàn nghệ thuật biểu diễn Shen Yun vào năm 2006, cô đã trình diễn những tiết mục ấn tượng được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt khi cùng công ty thực hiện các chuyến lưu diễn trên toàn thế giới).

Đàn nhị có thể được chơi như một nhạc cụ độc tấu, trong các bản hòa tấu nhỏ và trong các dàn nhạc lớn. Đàn nhị là nhạc cụ được sử dụng nhiều nhất trong gia đình Hồ cầm (Hồ cầm là tên gọi chung của nhiều nhạc cụ kéo được sử dụng trong âm nhạc Trung Quốc và được sử dụng bởi các nhóm dân tộc khác nhau). Đây là một nhạc cụ rất linh hoạt, đa năng, đàn nhị có âm thanh điềm tĩnh, êm dịu được sử dụng trong cả âm nhạc truyền thống và âm nhạc đương đại như pop, rock và jazz.

Dưới đây là bản nhạc ‘Lời thề’ do cô Thích Hiểu Quân trình diễn trong trương trình ‘Chào mừng năm mới Trung Quốc’ năm 2006 trên đài truyền hình Tân Đường Nhân:

https://youtu.be/UZLQh5EEakc

Một trong những điểm thu hút, đặc sắc của đàn nhị là khả năng diễn cảm cảm xúc đáng kinh ngạc, nó có khả năng bắt chước âm thanh từ tiếng chim hót líu lo cho đến tiếng ngựa hí. Một nhạc cụ alto với phạm vi quãng nhạc trung cao, giai điệu được phát ra có thể là dịu dàng hoặc âm vang. Ở quãng thấp và trung bình, đàn nhị có khả năng khuấy động không khí bằng những giai điệu hân hoan, vui tươi đồng thời những nốt nhạc réo rắt, buồn tủi mà cây đàn phát ra cũng không khỏi khiến người nghe ngậm ngùi, nuối tiếc, xúc động. Những phẩm chất này của đàn nhị rất phù hợp để truyền tải về các hoàn cảnh lịch sử và cảm xúc của người dân Trung Quốc.

Thật là tiếc nếu bạn không thử một lần nghe các giai điệu của đàn nhị, bạn có thể trải nghiệm những cung bậc cảm xúc mà đàn nhị có thể gợi lên, nó có thể là vẻ đẹp, nỗi buồn, nỗi đau, hoặc hạnh phúc. Khi nghe những giai điệu này người ta có thể phần nào cảm nhận được những trạng thái cảm xúc mà người dân Trung Quốc đã nếm trải qua trong những thời kỳ lịch sử lâu dài và đầy biến động.

Khi lần đầu tiên nhìn thấy đàn nhị, nhiều người bị ấn tượng bởi cấu trúc đơn giản của nó. Thực tế, những giai điệu phong phú từ đàn có thể được tạo ra trên hai dây nhị, dưới đây là các bộ phận của đàn nhị:

+ Qín tong (琴筒) là hộp âm thanh hoặc bầu cộng hưởng. Nó có thể là hình lục giác (liu jiao, phía Nam), hình bát giác (ba jiao, phía Bắc) hoặc ít phổ biến hơn là hình tròn. 

+ Qín pí/She pí (琴皮/蛇皮) là hộp da âm thanh, được làm từ da trăn. Da trăn mang đến cho đàn nhị âm thanh đặc trưng của nó.

+ Qín gan (琴杆) là cổ của nhạc cụ.

+ Qín tou (琴頭) là đỉnh hoặc đỉnh cổ, với một đường cong nhẹ đơn giản gắn với một mảnh xương hoặc một mảnh nhựa ở trên. Đôi khi nó được chạm khắc công phu thành hình đầu rồng.

+ Qín zhou (琴軸) là các chốt điều chỉnh (trục dây) có thể được làm từ gỗ hoặc kim loại.

+ Qiān jin (千斤) là đai ốc (cử nhị) được làm bằng dây hoặc ít phổ biến hơn là móc kim loại. 

+ Nèi xián (内弦)  là dây nhị ở trong, thường được điều chỉnh theo D4.

+ Wai xián (外弦) là dây nhị ở ngoài, thường được điều chỉnh theo A4.

+ Qín ma (琴碼) là cây cầu, được làm từ gỗ.

+ Gong (弓) là cung, có một cái lưỡi.

+ Thiết bị để thay đổi độ căng của dây cung.

+ Gong máo (弓毛) là dây cung thường được làm từ lông đuôi của con ngựa trắng.

+ Gong gan (弓杆) là cán cung thường được làm bằng tre.

+ Qín diàn (琴墊) là một miếng đệm hoặc miếng bọt biển, nỉ, hoặc vải được đặt giữa dây và da bên dưới cây cầu để cải thiện chất lượng âm thanh.

+ Qín tuō (琴托) là một miếng gỗ được đặt dưới đế của bầu đàn, cung cấp bề mặt nhẵn trên đó để đặt nhạc cụ trên chân.

Tiêu đề của tác phẩm dưới đây gọi là ‘Hành trình của sự thật’ . Tác phẩm được sáng tác bởi Jingfen Yan, và được trình bày bởi Xuan Mei:

https://youtu.be/C6rlFcqaYMg

 

Dịch từ: http://www.visiontimes.com/2016/12/20/the-enchanting-sounds-of-the-erhu.html