Mối liên hệ giữa âm nhạc cổ điển và thân thể con người

Có thể bạn chưa từng nghe qua điều này. Âm nhạc mà bạn nghe có ảnh hưởng đến thể trạng sức khỏe của bạn. Các giai điệu tích cực đến từ thể loại âm nhạc du dương, hòa ái có khả năng chữa bệnh và giúp bạn điều chỉnh lại thân thể và an hòa tâm trí.

Một cụ bà ở Mỹ tên là Edith Zook, 83 tuổi, bị rối loạn nhịp tim và đột nhiên ngất xỉu. Vào ngày 15 tháng 1 năm 2006, bà Zook đã trải qua ca phẫu thuật tim ở Urbana, Illinois. Trong cuộc phẫu thuật, bà đã được hỗ trợ trị liệu bằng liệu pháp âm nhạc cổ điển, một nghệ sĩ đàn hạc đã chơi bản nhạc Canon in Major của Pachellel. Bác sĩ của bà Zook, ông Abraham Kocheril, đã phát hiện ra rằng, tần số âm nhạc được phát ra từ đàn hạc có thể điều chỉnh hiệu quả nhịp đập của trái tim. Tất nhiên, buổi phẫu thuật đó đã thành công nhịp tim của bà đã giảm xuống và đập lại một cách ổn định.

Một số bệnh nhân không phản ứng lại với bất kể loại kích thích nào nhưng lại được tìm thấy là cơ thể của họ phản ứng lại đối với âm nhạc. Nguyên nhân được lý giải là do sự nhảy cảm của các dây thần kinh của cơ thể đối với âm nhạc hay với nỗi đau họ phải chịu đựng là như nhau. Vì vậy, các bác sĩ đã ứng dụng kết quả này để làm giảm bớt cơn đau mà các bà mẹ phải chịu đựng khi sinh con, điều trị nha khoa, loại bỏ các triệu chứng của ung thư cũng như giảm bớt các tác dụng phụ do quá trình điều trị ung thư gây ra.

Các nghiên cứu đã xác nhận rằng liệu pháp âm nhạc có thể giúp cải thiện nhịp tim của các em bé sinh non; cải thiện chế độ ăn uống, giấc ngủ; cũng như giúp các bệnh nhân bị đột quỵ và tổn thương não khôi phục khả năng ngôn ngữ. (Hình ảnh: Thời báo Đại Kỷ Nguyên)

Tất cả những điều này phù hợp với sự hiểu biết về âm nhạc của người xưa. Ngay từ những năm tháng cổ xưa họ đã nhận thức được rằng âm nhạc truyền thống có sức mạnh thanh lọc tâm hồn, điều hòa cơ thể và tâm trí, cũng như duy trì sức khỏe, thậm chí là cả chữa bệnh.

Ký tự thuốc trong tiếng Trung được ghi là “药”. Thực ra trong ký tự này, ký tự “草”- nghĩa là cây cỏ, được thêm vào đầu của ký tự “乐”- nghĩa là âm nhạc, hàm ý nghĩa là âm nhạc cũng có tác dụng chữa bệnh như cây cỏ, nó gọi là dược phẩm.

Âm nhạc Trung Quốc sử dụng 5 nốt nhạc chính trong thang nhạc ngũ âm, 5 nốt nhạc này bao gồm: Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ – tương đương với các nốt nhạc Do – Re – Mi- Sol – La của âm nhạc Tây phương. Ngoài ra 5 nốt nhạc này còn có sự liên kết với các bộ phận nội tạng trong thân thể đó là tâm, can, tỳ, phế, cật và tương ứng với 5 trạng thái cảm xúc suy nghĩ, buồn bã, giận dữ, vui sướng, sợ hãi của con người.

Các nốt trong thang âm nhạc ngũ âm có thể điều chỉnh tình trạng của các cơ quan nội tạng thông qua năm cảm xúc. Ví dụ, giai điệu chứa nhiều nốt Thương có thể làm sạch phổi, lắng nghe các bài hát chứa nốt Thương giúp ngăn ngừa cảm lạnh và cải thiện sức khỏe đường hô hấp. Đồng thời, phổi kiểm soát nỗi buồn và bất kỳ nỗi buồn nào cũng sẽ làm tổn thương phổi. Vì vậy, nghe các bài nhạc sáng tác xung quanh giai điệu Thương sẽ giúp bạn cải thiện tâm trạng và nó rất có lợi. 

Khi nói cụ thể về âm nhạc cổ điển Trung Quốc, những hiệu ứng tích cực đã được quan sát thấy ở những nghệ sĩ chơi nó hay những người nghe nó. (Hình ảnh: IQRemix from Canada qua flickr CC BY-SA 2.0)

Tuy nhiên, không phải tất cả các thể loại âm nhạc đều tốt. Âm nhạc hiện đại – như nhạc kim loại nặng (một thể loại nhạc rock), hip hop, hay nhạc punk (một thể loại nhạc rock) – được nhận thấy là không hữu ích cho sức khỏe con người. Nhà khoa học y tế người Nga Vladimir N Anisimov đã tiến hành khảo sát với 8775 nhạc sĩ vào năm 2014 đã thấy rằng các nhạc sĩ nhạc rock có tuổi thọ ngắn nhất, với nam và nữ trung bình lần lượt là 43,6 tuổi và 37,6 tuổi. Mặt khác trong số năm nghề nghiệp có tuổi thọ lên đến 90 tuổi, bốn trong năm vị trí được các nghệ sĩ cổ điển nắm giữ – cụ thể là các nghệ sĩ chơi đàn hạc, các nhà soạn nhạc, các nghệ sĩ chơi violin và nhạc sĩ chơi đàn cello.

Nghiên cứu tại Đại học California tại Berkeley cũng xác nhận rằng những người tham gia hoặc thích nghe nhạc kim loại nặng hoặc hip hop có tuổi thọ ngắn nhất trong số các cộng sự khác ở Mỹ.

Dịch từ: http://www.visiontimes.com/2019/06/22/classical-music-has-a-therapeutic-effect-on-the-human-body.html