Câu chuyện về vua Thuấn

Vua Thuấn sinh ra trong một gia đình nghèo khó, ông mồ côi mẹ từ nhỏ bố lấy vợ khác. Bà mẹ kế là một người có tâm địa độc ác lợi dụng việc cha của Thuấn mắt kém nên đã cùng con trai riêng của mẹ kế Thuấn bày mưu hãm hại Thuấn, nhưng Thuấn từ trước giờ không chút oán hận nào thái độ vẫn rất cung kính và hiếu thuận.

Nhà Thuấn bị dột, mẹ kế sai Thuấn lên sửa mái nhà. Thời xưa mái nhà nợp bằng rơm rất dễ bốc cháy, khi Thuấn ở trên mái nhà nợp rơm mẹ kế dùng châm lửa đốt mái nhà khiến Thuấn gặp nguy hiểm may có người cha già về kịp lúc nên Thuấn thoát được biển lửa.

Một hôm, nước trong vại bị bẩn mẹ kế sai Thuấn đi múc đem về. Thuấn xuống giếng lấy nước thì mẹ kế đậy nắp xuống giếng nhằm đẩy Thuấn vào chỗ nguy hiểm. Sau khi bị nhốt Thuấn phát hiện một cái hầm ở đáy giếng Thuấn men theo hầm và thoát ra ngoài.

Từ đó về sau mẹ kế cùng em trai vẫn luôn luôn hãm hại Thuấn nhưng Thuấn trước sau như một vẫn hiếu thuận với cha mẹ, chăm lo cho em trai lại còn chịu khó làm việc. Sự hiếu thuận của Thuấn làm cảm động trời xanh nên trời đã phái chim chóc xuống nhặt cỏ, phái voi xuống giúp Thuấn cày ruộng để cho đồng ruộng của cậu được vụ mùa bội thu không những nuôi được cả nhà mà còn giúp đỡ được những người nghèo khó.

Vua Nghiêu thấy được việc làm hiếu thuận của Thuấn ông rất cảm động nên gả cả hai người con gái của mình cho Thuấn và còn nhường lại ngôi vua cho Thuấn. Mọi người cho rằng nguyên nhân mà Thuấn có thể lên làm vua là do tấm lòng hiếu thuận của ông.

Con người thời nay liệu có được ai như Thuấn, một lòng hiếu thuận với cha mẹ thương yêu anh chị em trong nhà. Câu chuyện này khiến chúng ta phải suy nghĩ lại về bản thân mình, noi gương cổ nhân làm người lương thiện có hiếu với cha mẹ, quay về với truyền thống, tôn trọng các giá trị đạo đức mới là việc làm đúng.