Trong thời đại của rap, các bài hit của pop, rock, rất ít người dành thời gian nghe các bài nhạc cổ điển. Tuy nhiên, những người thích nghe thể loại nhạc này lại nhận được nhiều lợi ích to lớn về sức khỏe, tăng khả năng miễn dịch, và làm giảm huyết áp.
Sự miễn dịch
Theo nghiên cứu của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, những bệnh nhân ốm nặng có thể cảm thấy thoải mái, thư giãn khi nghe những bản ‘xô nát’ – bằng piano của Mozart. Đáng ngạc nhiên hơn nữa là nghiên cứu còn chỉ ra rằng khi nghe nhạc cũng làm giảm nồng độ interleukin-6 trong máu, đây là một loại protein gây ra các vấn đề về tim, tiểu đường, làm tăng tỉ lệ tử vong. Theo một nghiên cứu khác, các học sinh tiếp xúc với âm nhạc êm dịu, hòa ái được tìm thấy có IgA cao hơn, đây là một loại kháng thể hoạt động như là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại bệnh tật.
Kiểm soát cơn đau
Một nghiên cứu năm 2006 đã được tiến hành với 60 người độ tuổi từ 25-65 đã xác nhận điều mà các bác sĩ nghi ngờ – âm nhạc có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của cơn đau trong tâm trí mỗi người. Những người tham gia được chỉ định vào 3 nhóm, với 2 nhóm trong số họ được tiếp xúc với âm nhạc. Các tác động đối với đau đớn, trầm cảm, chấn thương được đo bằng các xét nghiệm với tiêu chuẩn khác nhau.
Nghiên cứu chỉ ra rằng các nhóm nghe nhạc có nhiều sức mạnh hơn, ít đau hơn, ít ưu phiền hơn, các chấn thương cũng giảm nhiều hơn so với nhóm bị kiểm soát. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể để thống kê nào đối với hai nhóm cùng nghe nhạc. Mô hình dự đoán cả tác động trực tiếp và gián tiếp đối với việc điều trị bệnh của bệnh nhân. Các y tá có thể dạy bệnh nhân cách sử dụng âm nhạc để nâng cao tác dụng của thuốc giảm đau, giảm đau đớn, phiền muộn, hồi phục chấn thương, lấp đầy tâm trí bằng năng lượng tích cực.
Khi âm nhạc được bật trong phòng hồi sức sau khi người bệnh được phẫu thuật , bệnh nhân được nhìn nhận là thấy thoải mái hơn. Khi bộ não của họ tập chung vào những giai điệu du dương, êm dịu, nỗi đau về thể xác không còn ngấm sâu vào tâm trí họ nữa. Điều này dẫn đến sự thoải mái trong đầu não.
Cải thiện trí nhớ
Trong một thí nghiệm, một nhóm sinh viên được chia thành 2 nhóm cùng nghe một bài giảng. Nhóm đầu tiên được trong khi nghe bài giảng sẽ được nghe nhạc cổ điển. Ngược lại, nhóm thứ hai không được nghe bất cứ bài nhạc nào. Sau khi hoàn thành bài giảng, một bài khảo sát nhỏ sẽ được tiến hành.
Theo kết quả cuộc khảo sát, những học sinh vừa học vừa nghe nhạc có kết quả điểm số cao hơn đáng kể so với nhóm còn lại. Các nhà nghiên cứu nhận định rằng, âm nhạc là công cụ giúp học sinh dễ lĩnh hội các kiến thức mới, bằng cách ấy, giúp lưu trữ thông tin và gợi nhớ lại thông tin một cách hiệu quả.
Giảm căng thẳng
Nhạc cổ điển cũng có thể giúp đối phó với căng thẳng và lo lắng. Theo báo cao được công bố, phụ nữ mang thai nghe nhạc cổ điển hàng tuần sẽ làm giảm những cơn căng thẳng bất chợt. Những bệnh nhân nghe nhạc cổ điển trước khi vào phòng phẫu thuật có tâm lý ổn định hơn so với những người còn lại thường hay lo lắng trước khi vào phòng mổ. Thông qua một vài nghiên cứu, người ta đã minh chứng được rằng âm nhạc có tác dụng to lớn giúp làm giảm căng thẳng so với các loại thuốc uống.
Giảm huyết áp
Một nghiên cứu so sánh huyết áp của những người nghe nhạc cổ điển so với những người không tiếp xúc đã phát hiện ra nhóm những người nghe nhạc cổ điển có mức huyết áp thấp hơn. Theo các nhà nghiên cứu, âm nhạc rõ ràng đã giúp tim phục hồi sau căng thẳng, vì vậy, sau đó đã giúp huyết áp được giảm đi.
Có một thực tế thú vị, từ đại diện cho từ thuốc trong Trung Quốc, đọc là ‘yao’; gồm 2 phần, phần dưới phát âm là ‘yue’ hay ‘le’, có nghĩa là âm nhạc. Người Trung Quốc thời xưa rất coi trọng âm nhạc trong việc điều trị bệnh.
Xem thêm: Những lợi ích đáng kinh ngạc của âm nhạc cổ điển
Những quy luật trong âm nhạc cổ xưa ẩn chứa quy luật chi phối trời và đất