Mặc y phục truyền thống câu thúc đạo đức nhân tâm

Mỗi quốc gia, dân tộc đều có những trang phục truyền thống khác nhau. Trang phục truyền thống thể hiện những nét văn hóa của từng vùng miền khác nhau.

Tại Trung Quốc, Hán phục xuất hiện từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế, áo choàng và tay áo rộng, gấp gấp về phía bên phải, quan phục mũ cao đai rộng, tất cả đã trở thành hình ảnh đặc trưng của dân tộc Hán mấy nghìn năm, và cũng trở thành một biểu tượng quan trọng của văn hóa Trung Hoa cổ xưa.

Mặc Hán phục khiến thần thái và cử chỉ có hàm súc, thận trọng, đoan chính, mang khí chất thoát tục, phóng khoáng và còn có thể ước thúc hành vi con người cho phù hợp với đạo đức và lễ nghĩa.

Tại Việt Nam, áo dài là y phục truyền thống với thân áo dài có đường xẻ hai bên chiết eo với nữ, nam không chiết eo, phía trong mặc quần dài giúp người mặc tôn dáng lại không hề lộ liễu, hở hang. Mặc áo dài khiến con người trở nên đoan chính, cử chỉ đi lại cũng được chú ý, biết giữ đúng mực.

Từ các trang phục truyền thống, có thể nhận thấy đạo đức của cổ nhân thật sự rất tốt, họ coi trọng các giá trị văn hóa truyền thống “Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín”. Con người thời nay không như vậy, họ ăn mặc rất phóng túng, chẳng phải đã có câu: “Bảy phần da ba phần vải”. Với lối ăn mặc như vậy, thì không có gì là lạ khi ngày càng có nhiều kẻ háo sắc, tham dục. Cho nên mới nói, mặc y phục truyền thống có thể câu thúc đạo đức nhân tâm là như vậy, giữ gìn sự đoan chính, thanh lịch từ bên ngoài cho đến trong tâm thì bản thân cũng như người khác sẽ không thể sinh tà niệm.