Những quy luật trong âm nhạc cổ xưa ẩn chứa quy luật chi phối trời và đất

Âm nhạc từ lâu đã được coi là di sản văn hóa của nhân loại. Từ thời xa xưa, các học giả đã tìm ra mối tương quan giữa âm nhạc và thân thể con người.

Một học giả Trung Quốc thời xưa đã nhận định rằng 5 nốt nhạc của thang nhạc ngũ âm của Trung Quốc (ngũ âm bao gồm: Cung, Thương, Giốc, Chuỷ, và Vũ) có mối quan hệ tương quan, đối ứng với 5 giác quan chính của thân thể, 5 giác quan này bao gồm: tai, mắt, môi, lưỡi, mũi.

Sau đó, họ áp dụng nguyên lý này trong âm nhạc để điều chỉnh và tăng cường các yếu tố của thân thể người. Thông qua âm nhạc, những vị học giả có thể điều chỉnh dòng năng lượng chạy trong thân thể, cân bằng trạng thái tâm trí, tăng cường đạo đức và trau dồi tín tâm tu luyện.

Người Trung Quốc cổ đại cũng tin rằng giữa 5 nốt nhạc tiêu biểu trong âm nhạc và 5 yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ có một mối liên hệ. 5 yếu tố này được coi là 5 nguyên tố cơ bản cấu thành nên vạn sự vạn vật trong vũ trụ thông qua quá trình tác động tương hỗ với nhau.

Người xưa quan niệm âm nhạc có ngũ âm, đối ứng với nó là ngũ hành, vận hành theo quy luật âm dương. (Ảnh: Adobe Stock/Shutterstock/DKN)

Người xưa coi âm nhạc là món quà của Thượng Đế ban tặng cho con người, và bù lại, âm nhạc cũng phản ánh cách thức vũ trụ vận hành và các yếu tố nội tại của thế giới tự nhiên.

Đây là lý do trả lời cho câu hỏi tại sao mọi triều đại ở Trung Hoa đều rất coi trọng việc dạy và học âm nhạc, sự chú trọng đó đã làm cho các các tác phẩm âm nhạc của triều đình được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có rất nhiều câu chuyện thú vị xung quanh những giai điệu này.

Những lời tiên tri được đưa ra dựa theo nhạc điệu triều đình

Khi xưa, các học giả Trung Quốc nghiệm tưởng được rằng nghe các giai điệu của nhạc điệu cung đình có thể từ đó tiên đoán được vận mệnh của cả triều đại cũng như người cai trị nó.

Theo tri thức thông tuệ của người xưa, trong 5 nốt nhạc, âm Cung đại diện cho vua, âm Thương là thần tử, âm Giốc là dân chúng, âm Chủy là chính sự, âm Vũ là vạn vật. Những âm này cũng lần lượt tương ứng với các nốt Đồ, Rê, Mi, Sol, La trên thang C. Như vậy, trạng thái của người và vật trong một triều đại sẽ được xác định thông qua những giai điệu âm nhạc được trình bày.

Người ta nói rằng, một khi người cổ nhân nghe nhạc họ có thể tiên lượng được vận mệnh của một quốc gia sẽ ra sao. Nếu vị vua là người đức độ, nhân nghĩa nốt Cung nghe sẽ có vẻ bình yên, êm dịu. Nếu đây là một vị vua bạo ngược, dâm đãng nốt Cung sẽ nghe có vẻ hỗn loạn, lộn xộn. Thêm nữa, khi nghe họ cũng biết được người dân trong đất nước sống hạnh phúc hay là khổ sở. Nếu một nốt nào đó hỗn loạn điều này có nghĩa con người, sự việc liên quan đến nốt nhạc này có vấn đề. Nếu tất cả các nốt nhạc đều hỗn loạn, đây được coi là điềm báo rằng quốc gia sắp diệt vong.

Public Domain

Theo những gì được ghi chép lại, có rất nhiều nhạc sĩ cổ đại có thể ngay lập tức giải mã điều gì sắp xảy đến chỉ bằng cách nghe một điệu nhạc cung đình. Những người có năng lực cao hơn có thể thấy trước được sự sụp đổ của quốc gia.

Vào thời nhà Tùy có một người đàn ông tên là Vạn Bảo Thường – ông là một người có trí huệ, có trái tim thuần hậu, trong sáng, tinh thông âm nhạc từ nhỏ. Trong một lần nghe đại thường tự diễn tấu nhạc khúc, ông bật khóc. Khi được hỏi nguyên do, ông trả lời rằng “nhạc khúc này đẫm lệ bi ai, báo hiệu không lâu nữa thiên hạ sẽ tương tàn, rất nhiều người sẽ bị sát hại”. Lời tiên đoán của ông diễn ra vào những năm thịnh trị nhất của triều đại nhà Tùy, vậy nên mọi người đã xem thường, bỏ qua, không để tâm đến lời ông nói. Tới năm đại nghiệp thứ 14 của Tùy Văn Đế, thiên hạ đã xảy ra đại nạn – đúng như lời ông.

( Henry Chan /Epoch Times)

Lại có chuyện nhạc công Vương Lệnh chỉ cần nghe nhạc mà biết được chuyện hoàng đế bị ám sát. Theo ghi chép trong “Thông Điển”. Khi Tùy Dạng Đế chuẩn bị đi tuần du tại tỉnh Giang Đô, nhạc khúc ‘An Công Tử’ đã được diễn tấu. Sau khi nghe, ông trở lên rất lo lắng, ông nói với con trai của mình “Con không nên đi hộ tống hoàng thượng đến Giang Đô. Trong giai điệu được đánh không chứa nốt Cung – hoàng thượng có lẽ sẽ đi mà không trở về nữa”.

Kết quả, hoàng đế Tùy Dạng Đế đã bị ám sát tại tỉnh Giang Đô.

Tùy Dạng Đế.(Public Domain)

Vào triều đại nhà Đường, khi đô đốc Tây Lương ban bố một bài nhạc mới, hoàng đế Đường Huyền Tông đã thiết đãi yến tiệc mời các vương hầu tới thưởng thức. Sau khi khúc nhạc được diễn tấu, tất cả mọi người đều vỗ tay tán thưởng, chỉ có anh trai của vua là Ninh vương Lý Hiến không nói gì chỉ giữ im lặng. Khi hoàng đế hỏi lý do, ông liền bẩm lại:

“Mặc dù bài nhạc rất hay, nhưng thần nghe thấy được bài nhạc bắt đầu với nốt Cung, kết thúc bằng nốt Thương. Ở giữa lại do các nốt Giốc, Chủy, Vũ cấu thành. Trong bài nhạc này, từ đầu, nốt Cung đã bị tách biệt ra, ở giữa lại rất ít sử dụng nốt Chủy, nốt Thương dùng rất lộn xộn và có xu hướng tăng lên. Theo thần được biết, trong ngũ âm, nốt Cung đại diện cho vua, nốt Thương đại diện cho thần tử, nốt Giốc là dân chúng, nốt Chủy là chính sự, nốt Vũ đại diện cho vạn vật. Âm cung không hùng mạnh tức thế lực của quân vương yếu ớt, nốt Thương quá cường thịnh tức bề tôi có dấu hiệu tạo phản. Sự tình được biểu đạt trong âm luật, biểu hiện qua những nhạc khúc, sẽ có một ngày ứng nghiệm với thế sự của nhân gian. Thần e rằng sẽ có một ngày loạn thần tạo phản, bệ hạ phải đi lưu lạc tha phương. Nên thần mới nói ra những lời này”.

(Public Domain)

Hoàng Đế Đường Huyền Tông sau khi nghe được chỉ trầm mặc không nói gì. Sau này, quả thật sau khi loạn thần An Lộc Sơn tạo phản, nhà vua phải tháo chạy khỏi Trường An. Qua sự việc này đã chứng minh được sự am hiểu nhạc lý tuyệt diệu của Ninh vương.

Người Trung Quốc cổ đại cho rằng vận mệnh của một cá nhân hay một triều đại đều đã được đặc định trước. Thông qua sự am hiểu cặn kẽ âm luật của các nhạc công, và sự tài hoa của họ, người nghe sẽ biết được vận mệnh của toàn bộ triều đại đó.

Dịch từ : https://thebl.com/culture/ancient-music-hides-the-laws-that-govern-heaven-and-earth.html

 

 

Xem thêm:            Âm nhạc cổ điển Trung Quốc – Thập Đại Danh Khúc

                             Những lợi ích đáng kinh ngạc của âm nhạc cổ điển