Nguồn gốc âm nhạc có thể chữa bệnh trong chữa Hán Ngữ
Âm nhạc hay có thể xoa dịu cảm xúc, thanh lọc tâm hồn. Nhưng bạn có biết, ban đầu âm nhạc được tạo ra là để chữa bệnh? Điều này có thể truy nguyên thấy bắt nguồn từ sự hình thành chữ viết Trung Hoa, bởi vì chữ ‘Dược’ (藥) xuất phát từ chữ ‘Nhạc’ (樂).
Sau này, người ta phát hiện ra rằng một số loại thảo mộc nhất định có thể trị bệnh, nên họ đã thêm bộ ‘Thảo’ (艹), tức là cây cỏ, lên trên đầu chữ ‘Nhạc’, và nó chuyển thành chữ ‘Dược’. Chức năng nguyên thủy của âm nhạc là để trị bệnh.
Không chỉ vậy, âm nhạc đã được nói đến trong quá khứ như một món quà của các Vị Thần ban tặng cho muôn loài
Âm nhạc có thể chữa bệnh dựa theo nghiên cứu khoa học
Âm nhạc có thể trị bệnh, và hiện nay các nhà nghiên cứu y học đang nghiên cứu trong lĩnh vực này. Thai nhi trở nên quen thuộc với giọng nói của người mẹ khi vẫn còn trong bào thai, và trẻ nhỏ có thể nghe thấy âm thanh của nhịp tim, giọng nói và nhịp thở của mẹ chúng. Hiện nay, thậm chí còn có “giáo dục trong lúc mang thai”, trong đó có bao gồm việc nghe nhạc.
Về mặt lâm sàng, âm nhạc hay có thể cải thiện các cảm xúc, điều chỉnh nhịp thở, và điều hòa các cơ quan ở vùng bụng. Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng tần số âm nhạc có thể có tác động lên cảm giác của con người, tạo ra một số cộng hưởng nhất định trong cơ thể con người.
Hiệu ứng của nhịp điệu nhạc có liên hệ với các chuyển động khác nhau của cơ thể con người. Do đó nhịp điệu nhạc có thể điều hòa sinh lý của cơ thể.
Vận dụng ậm nhạc vào chữa bệnh
Các bác sĩ giỏi người Trung Quốc sẽ lựa chọn cẩn thận từng bản nhạc khác nhau cho các chứng bệnh khác nhau. Âm nhạc cổ điển Trung Quốc được chia thành “Âm nhạc phổ thông” và “Âm nhạc chính thống”.
Mục đích của âm nhạc cổ điển chính thống Trung Quốclà để thanh lọc tâm hồn, điều đó giải thích tại sao nó rất chậm và điềm tĩnh. Thưởng thức loại âm nhạc này mang lại cho người ta sự tĩnh tâm. Cổ nhân từng giảng: “ Bảy phần tinh thần ba phần bệnh” âm nhạc lại nhắm đúng vào tâm bệnh – bảy phần tinh thần.
Âm nhạc khác nhau sẽ gây ra những cảm nhận khác nhau dẫn đến tác dụng tới cơ thể cũng khác nhau. Âm nhạc gồm 5 ngũ âm chính: Giốc, Chủy, Cung, Thương và vũ. Năm loại sóng thanh đó của âm nhạc có điệu thức khác nhau mà rung động, ảnh hưởng tới phương thức vận động của khí trong cơ thể, được phân biệt theo khí Mộc mở rộng phóng ra, khí Hỏa dâng lên, khí Thổ bình ổn, khí Kim thu lại và khí Thủy hạ xuống. Ảnh hưởng tới tạng phủ thì phân biệt với 5 hệ thống lớn là tâm, can, tỳ, phế và thận.
Thời cổ xưa, cổ nhân đã biết âm nhạc có thể liên kết với thần, là một con đường thông đạo. Vì vậy các bản nhạc mang âm hưởng thánh khiết, hướng về Thần Phật khiến người nghe được gột rửa tâm hồn, tinh thần phấn chấn, tỉnh táo, bệnh tật tự nhiên sẽ có chuyển biến tốt đẹp.