Hoàn
Hoàn ở Càn Sơn 乾山 là một loài thú ba chân. Dáng vẻ giống con trâu, chỉ có ba cái chân, phía trước hai cái phía sau một cái, tiếng kêu giống như là đang gọi tên mình. 《Nguyên Lãm》 có ghi chép: “Tòng Tòng 从从 sáu chân, Hoàn ba chân.”
Hoàn trích từ 《Sơn Hải Kinh · Bắc Kinh thứ ba》: “Càn Sơn 乾山, có loài thú, dạng nó như con trâu mà ba chân, tên nó là Hoàn 獂, tiếng nó tự kêu tên mình.”
Dong Dong Ngư
Dong Dong Ngư là một loài dị thú vừa giống trâu vừa giống cá, nó có cơ thể của con cá, đầu của con trâu cày, trên đầu mọc lông rất giống vằn hổ, cho nên còn được gọi là Ngưu Ngư 牛鱼. 《Đồ Tán》 của Quách Phác ghi chép: “Cá tên Dong Dong, lai giữa trâu hổ.”
Dong Dong Ngư trích từ 《Sơn Hải Kinh · Đông Sơn Kinh》: “Sông Thực Thủy 食水 đi ra, rồi chảy về hướng đông bắc trút vào biển. Trong nước nhiều cá Dong Dong 鳙鳙, dạng nó như trâu cày, tiếng nó như lợn kêu.”
Tòng Tòng
Tòng Tòng là một loài thú may mắn sáu chân, dáng nó như con chó. Tiếng kêu của Tòng Tòng giống như là đang kêu tên mình, 《Thú Kinh》 viết: “Tòng Tòng sáu chân.” 《Đồ Tán》 của Quách Phác ghi chép: “Hình dáng Tòng Tòng, như chó sáu chân.”
Tòng Tòng Ngư trích từ 《Sơn Hải Kinh · Đông Sơn Kinh》: “Núi Tuân Trạng 栒状, có loài thú dạng nó như con chó, sáu chân, tên nó là Tòng Tòng 从从, tiếng nó tự kêu tên mình.”
Chu Nhụ
Chu Nhụ là một loài quái thú vừa giống hồ ly vừa giống cá, là thú điềm xấu. Chu Nhụ có ngoại hình như là một con hồ ly, nhưng lại có vây cá, nó kêu lên như là đang kêu tên mình. Truyền thuyết kể rằng nơi Chu Nhụ xuất hiện, mọi người nhất định sẽ bị sợ hãi hoảng loạn. Tranh của Hồ Văn Hoán viết: “Cảnh Sơn, có thú, như cáo mà vây cá, tên là Chu Nhụ. Tiếng nó tự kêu mình, gặp thì nước đó bị khủng hoảng lớn.”
Chu Nhụ trích từ 《Sơn Hải Kinh · Đông Sơn Kinh》: “Cảnh Sơn 耿山, không cỏ cây, nhiều thủy bích, nhiều rắn lớn. Có loài thú, dạng nó như con cáo mà vây cá, tên là Chu Nhụ, tiếng nó tự kêu tên mình, gặp thì nước đó bị khủng hoảng lớn.”
Du Du
Du Du là loài kỳ thú tập hợp đặc trưng của bốn loài động vật ngựa, dê, trâu, chó thành một thể, dáng nó giống con ngựa nhưng lại có mắt của con dê và đuôi của con trâu. Tiếng kêu của Du Du giống như tiếng chó sủa, nơi nó xuất hiện thì mọi người sẽ không được an bình.
Du Du trích từ 《Sơn Hải Kinh · Đông Kinh thứ hai》: “Chân Sơn 䃌山, có loài thú, dạng nó như con ngựa, mà mắt dê, bốn sừng, đuôi trâu, tiếng nó như tiếng chó tru, tên là Du Du 峳峳, gặp thì nước đó nhiều người xảo quyệt.”
Uyển Hồ
Uyển Hồ là một loài quái thú vừa giống cá vừa giống thú. Dáng nó như hươu Mi Lộc 麋鹿, nhưng lại có một đôi mắt cá, tiếng kêu giống như đang kêu tên mình. 《Đồ Tán》 của Quách Phác viết: “Hình dáng Uyển Hồ, như nai mắt cá.” Hách Ý Hạnh ghi: “Gia Khánh năm thứ 5, sứ nước Lưu Cầu tàu đi về qua núi Mã Xỉ, hạ nhân trình hai con hươu, lông mỏng mà mắt nhỏ như mắt cá, sứ giả ghi lại là do cá biển biến thành, sau khi trải qua chứng minh, biết đó là Uyển Hồ.”
Uyển Hồ trích từ 《Sơn Hải Kinh · Đông Kinh thứ ba》: “Núi Thi Hồ 尸胡, có loài thú, dạng nó như con nai mà mắt cá, tên là Uyển Hồ 妴胡, tiếng nó tự kêu tên mình.”
Yết Thư
Yết Thư là một loài quái thú tập hợp đặc điểm của ba loài động vật sói, chuột, heo thành một thể. Hình dáng nó như con sói, có cái đầu màu đỏ, mắt của con chuột, nhưng tiếng kêu lại giống như con heo. Yết Thư là một loài Hung thú, thích ăn thịt người. 《Cổ m Lược》 có nói: “Có thú mày đỏ mắt chuột, tên là Yết Thư, cùng tên này không giống.”
Yết Thư trích từ 《Sơn Hải Kinh · Đông Kinh thứ tư》: “Núi Bắc Hiệu 北号, có loài thú, dạng nó như con sói, đầu đỏ mắt chuột, tiếng kêu như tiếng heo sữa, tên là Yết Thư 猲狙, ăn thịt người.”
Phỉ
Phỉ là một loài kỳ thú giống con trâu, chỉ có một con mắt, đầu màu trắng, trên người mọc đuôi rắn. Phỉ là một Tai thú, chỉ cần là nơi Phỉ đi qua, thì toàn bộ nguồn nước khô cạn, cây cỏ khô héo toàn bộ, ôn dịch khắp nơi, tiếng kêu than dậy khắp trời đất. 《Đồ Tán》 của Quách Phác viết: “Phỉ tức Tai thú, gót chân ôn dịch dữ dội, nơi nào đi qua, sông cạn rừng héo. Tính khí bẩm sinh, vật thể lắm tai ương.”
Phỉ trích từ 《Sơn Hải Kinh · Đông Kinh thứ tư》: “Thái Sơn 泰山, có loài thú, dạng nó như con trâu mà đầu trắng, một mắt mà đuôi rắn, tên là Phỉ 蜚, xuống nước thì nước cạn, đi qua cỏ thì cỏ chết, gặp thì thiên hạ đại dịch.”
Kỳ Lân
Cổ nhân gọi Kỳ Lân là Cát thú. Kỳ Lân giống đực được gọi là Kỳ 麒, giống cái được gọi là Lân 麟, ở trong đời sống hiện thực thường dùng Kỳ Lân để ví nhân vật kiệt xuất.
Ghi chép của Kỳ Lân xuất hiện sớm nhất ở trong Hà Đồ Lạc, thần mã được ghi chép trong truyền thuyết, chính là Kỳ Lân đã thành niên. Tương truyền ở thời Phục Hy thị 伏羲氏, Phục Hy thị dạy dân thắt dây thừng làm lưới đánh cá, nuôi dưỡng gia súc, thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện điều kiện sinh hoạt sinh tồn của mọi người. Bởi vậy, điềm lành thay nhau đến, thần vật thiên bẩm. Có một loài thần thú thân ngựa đầu rồng, mọc ra hai cánh, cao tám thước năm tấc, thân xấp vảy rồng, lăng ba đạp thủy, như giẫm trên đất bằng, lưng có vẽ những vết chấm. Từ sông Hoàng Hà vào tới sông Đồ Hà 图河, thấy nó xuất hiện trong sông Đồ Hà. Mọi người gọi là Long Mã, tức Kỳ Lân thành niên, đầu rồng, thân ngựa, có vảy, có cánh. (Kỳ Lân thành niên mới có cánh). Đây chính là “Long Mã phụ đồ 龙马负图” mà hậu nhân thường nói.
Mỗi lần Kỳ Lân xuất hiện đều là một thời kỳ vô cùng đặc biệt. Dựa theo ghi chép, thời vua Phục Hy 伏羲, vua Thuấn 舜, Khổng Tử 孔子 đều có Kỳ Lân xuất hiện kết bạn, và mang đến chỉ thị của thần, cuối cùng dẫn đến thắng lợi.
Hết Phần Dị thú.
(Trích nguồn: https://niemlam.wordpress.com/)