Thiện lương là năng lượng thuần chính của đời người

“Xuân hữu bách hoa thu hữu nguyệt

Hạ hữu lương phong đông hữu tuyết.”

(Dịch nghĩa:

Mùa xuân có trăm hoa, mùa thu có trăng sáng

Mùa hạ có gió mát, mùa đông có tuyết rơi)

Bất kể là mùa nào trong năm, lạnh lẽo hay nóng nực, tuyết rơi hay mưa bay thì ở nơi nhân gian đều có vẻ đẹp riêng của nó. Cái đẹp chân chính ở thế gian không chỉ là phong hoa tuyết nguyệt của giới tự nhiên, mà còn là sự thiện lương trong nhân tính. Thiện lương mang đến những phẩm chất tốt đẹp như sự thấu hiểu, quan tâm và bao dung, nguyện chúc cho người khác v.v Trải qua nghìn năm trong mưa gió bể dâu, nó mang lại cho thế giới này ánh sánh lấp lánh và sự ấm áp như ánh mặt trời trước sau như một, không bao giờ đổi thay.

Ở Trung Quốc có câu nói lưu truyền như sau:

“Nhà nhà Quan Thế Âm Bồ Tát, hộ hộ Phật Di Đà.”

Hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát và A Di Đà Phật đã được lưu truyền một cách thâm sâu ở một vùng rộng lớn nơi Trung Quốc. Hơn nữa, Quan Thế Âm Bồ Tát còn được dân chúng tán tụng hết sức rộng rãi. Quan Thế Âm Bồ Tát được tương truyền đời đời đến Đông Nam Á và các địa khu khác trên khắp thế giới bởi vì tâm từ bi khổ độ của Bồ Tát.

Ai cũng không thể phủ nhận rằng thiện lương là một điều tốt đẹp và mỹ hảo. Con người chỉ cần nghĩ đến Quan Thế Âm Bồ Tát thì trong đầu não lập tức hiện lên vẻ mặt mỹ lệ và tĩnh tại của một vị Bồ Tát. Nội tâm người ta sẽ đầy ắp sự an hòa và tĩnh lặng. Đây chính là lực lượng tốt đẹp mà sự thiện lương mang theo. Chỉ cần là một người thiện lương thì không cần đến những lời nói hoa mỹ, quần áo lộng lẫy và quyền vị thanh danh. Sự thiện lương tỏa ra ánh sáng lấp lánh đủ để khiến cho mọi thứ trên thế gian trở nên lu mờ. Thiện lương là phẩm chất tốt đẹp thuần khiết nhất, nguyên sơ nhất và thuần phác nhất ẩn sâu bên trong nội tâm của mỗi người.

Tuy nhiên, thiện lương không phải là phẩm chất mà một vị Bồ Tát vốn có, thiện lương là một loại trách nhiệm. Thiện lương không có quan hệ với tài phú, dung mạo, địa vị, thân phận, tuổi tác, mà thiện lương chính là trách nhiệm không thể thoái thoát của mỗi người. Phụng dưỡng cha mẹ già, nuôi nấng con cái, giúp đỡ người yếu thế, quan tâm người khác, những điều này chính là trách nhiệm mà chúng ta cần tận sức mà làm.

Thiện lương cũng là một loại nghĩa vụ. Khi có người cần chúng ta giúp đỡ và chúng ta cũng có năng lực thì việc chúng ta đưa tay ra giúp lúc đó chính là một loại nghĩa vụ. Không phân biệt xa gần, tuổi tác, cũng không phân biệt chức vụ. Một người ăn xin lớn tuổi không ngần ngại đưa bát cơm mình xin được cho một lão bà. Chúng ta có nhiều người trẻ tuổi và khỏe mạnh khi đối diện với họ thì cần giúp đỡ và nên xem đó là việc đạo nghĩa mà làm, không thể bỏ mặc làm ngơ. Lúc cần đưa tay cứu giúp người khác thì hãy đưa tay ra, không cần phải sợ hãi mang lại phiền phức cho bản thân mình, chỉ cần hỏi bản thân tâm mình không cảm thấy hổ thẹn và đầy ắp chân thành mà làm. Chúng ta thản nhiên đối diện với hết thảy sau khi đã làm việc tốt, cho dù là họa hay phúc thì đừng bao giờ từ bỏ sự thiện lương.

Thiện lương là một loại tôn kính. Nhân chi sơ, tính bản thiện. Thiện lương tồn tại ở nơi sâu thẳm trong tâm của mỗi người. Nếu như lời nói và hành động đi ngược với thiện lương thì chính là đi ngược lại với tự ngã. Cho dù nhìn thấy người vô cùng độc ác nhưng bên trong nội tâm anh ta sẽ có một khe hở để ánh sáng của sự thiện lương lọt vào. Cho dù là người như thế nào, đều sẽ có một ngày bản thân họ cảm thấy tội lỗi với những việc mình đã làm tổn thương người khác. Vậy nên, tin tưởng và giữ vững sự thiện lương chính là một loại tôn trọng và kính úy đối với sinh mệnh bản thân mình và hết thảy các sinh mệnh khác. Nếu như bạn làm tổn thương người khác thì nhất định cũng sẽ làm tổn thương bản thân mình. Yêu mến giúp đỡ các sinh mệnh khác cũng chính là duy hộ sinh mệnh chính bản thân mình.

Thiện lương là một loại tu dưỡng. Không cần mang sự thiện lương cho người khác, cũng không cần lấy sự lạnh nhạt của người khác làm lí do để bản thân mình vứt bỏ đi sự thiện lương. Thiện lương là một loại tu dưỡng tự ngã bản thân mình. Có lẽ, để làm việc thiện lương, chúng ta cần phải vứt bỏ lợi ích nào đó của bản thân, cần phó xuất gì đó về tinh thần và vật chất của mình, cần học cách bao dung và thông cảm, học cách phụng sự cống hiến. Tất cả những điều này đều là một loại thăng hoa về phương diện tinh thần của bản thân. Đời người sống một cách ôn hòa và khoan dung, cười nhiều hơn một chút. Tu dưỡng nội tâm mình mới chính là lực lượng chân chính hấp dẫn một người.

Thiện lương là một loại tín niệm. Trong “Phù Sĩ Đức” có viết rằng: Người thiện lương ngay cả khi đang truy cầu trong mê lạc nhưng cuối cùng anh ta sẽ ý thức được con đường chính mà đi. Lúc chúng ta đang trong thống khổ rất khó thoát khỏi, lúc chúng ta vướng mắc trong phiền não không dừng, lúc chúng ta đang mơ hồ do dự trước ngã rẻ cuộc đời thì hãy tin tưởng vào lực lượng của thiện lương. Tin vào thiện lương là phương hướng dẫn dắt chúng ta qua khỏi mê mờ. Cho dù gặp phải sự tình gì, hãy lấy thiện lương làm tín niệm, lấy thiện lương làm chuẩn tắc đối nhân xử thế, kiên trì giữ vững nền tảng thiện lương, kiên trì làm một người tốt. Làm được như thế, tôi tin rằng dù cho lựa chọn thế nào thì đều sẽ không đánh mất tiêu chuẩn làm người, sẽ không làm tổn thương người khác, và cũng không để lại hối hận cho bản thân mình.

Thiện lương là một loại niềm vui. Niềm vui trong đời người càng nhiều khi chúng ta cho đi, chứ không phải là chúng ta đắc được. Tham cầu một cách mù quáng thường mang lại cho bản thân càng nhiều phiền não. Bởi vì có thiện lương nên sẽ không làm tổn thương người khác. Đó cũng là không làm tổn thương bản thân mình. Bởi vì có thiện lương nên sẽ rời xa thù hận, rời xa phân tranh, rời xa thống khổ, như thế đời người sẽ cảm nhận càng nhiều niềm vui. Bởi vì có thiện lương, chúng ta mới hiểu được phụng sự và cống hiến, vui vẻ giúp người khác. Trong khi chúng ta cống hiến cũng sẽ nhận được sự tròn đầy và thuần tịnh về tâm linh. Thiện lương là phương hướng của sinh mệnh, cũng là nơi quay về của tâm linh.

Thiện lương là một loại hi vọng. Có lẽ, chúng ta đã từng trải qua nhiều khó khăn, cũng đã nhìn thấy quá nhiều mặt tối của xã hội. Người “thông minh” sẽ học cách dùng sự lạnh nhạt để “bảo hộ bản thân mình”.

Họ cho rằng thiện lương là ngốc nghếch. Họ vứt bỏ đạo nghĩa, xem nó như là thứ không có chút giá trị gì, lẳng lặng bỏ mặc người khác trong khốn khổ. Loại tâm tình lạnh nhạt này không chỉ mang đến cho thế giới sự lạnh lẽo mà cũng mang lại sự cô độc và yếu đuối cho chính bản thân mình. Nó khiến tâm địa của bản thân trở nên hoang vu như sa mạc.

Điều thế giới này cần không phải là lạnh nhạt, càng không phải là sự thương tổn. Thế giới này cần sự ấm áp và thiện lương. Thiện lương là chuẩn mực của nhân tâm, là cái gốc của xã hội, là hi vọng của thế giới này.

Thiện lương là năng lượng thuần chính của đời người. Nó là một loại lực lượng có thể đương đầu với hết thảy khốn khổ trong cuộc đời, là lực lượng có thể hóa giải hết thảy mâu thuẫn, là lực lượng có thể mang đến hòa bình và hạnh phúc, là lực lượng có thể khiến cho thế giới này càng ngày càng tốt đẹp.

Nhan sắc trong gương đều sẽ thay đổi, chỉ có trái tim chân thành là khó mất đi! Ngay cả trong những năm binh biến khắp nơi, ngay cả trong những tháng ngày chiến tranh loạn lạc, sự thiện lương cũng không cách nào bị xóa mờ. Cho dù là bậc đế vương hay tài tử giai nhân cho đến bách tính bình dân, trải qua năm tháng dài lâu dung mạo đều đã đổi thay, nhưng chỉ có một “trái tim chân thành” truyền tụng mãi không ngưng nghỉ.

Bao dung đối với thế gian, yêu mến đối với thế giới này. Dù có trải qua vô vàn khó khăn và trải qua những năm tháng dài đằng đẵng, sự khoan dung và thiện lương trong nhân tính vĩnh viễn thanh khiết và tỏa sáng lấp lánh như mặt trời và mặt trăng trên bầu trời bao la.

Nguồn: secretchina