Tâm thanh tịnh, mọi thứ sẽ tĩnh lặng

Đời người là một hành trình tu luyện. Tu chính là tu cái tâm này. Tu chính là một loại cảnh giới.

Đời người có lúc chìm nổi lên xuống, ở nơi trần thế ai ai cũng đều khổ não bởi ba nghìn mối tơ vò. Bởi vì,chúng ta đều hi vọng cuộc sống bản thân mình trở nên vĩ đại, oanh oanh liệt liệt, nổi bật so với người khác. Chúng ta không cam tâm làm một người bình thường, nhưng chúng ta cũng chỉ là những người phổ thông bình thường mà thôi. Đời người vốn dĩ không có quá nhiều điều hoa lệ. Phải chăng thứ có được chỉ là sự tìm kiếm về những điều bình dị. Để rồi cuối cùng chúng ta quay trở về một nơi thật bình thường.

Con người sinh sống là một loại cảnh giới và tu hành. Nó không phải là khiến cho hoàn cảnh sinh sống lập tức trở nên tốt, mà là trước tiên phải khiến cho cái tâm này trở nên tốt, rồi mới quay lại cải biến hoàn cảnh. Nó cũng không phải là khiến cho quá khứ trở nên tốt, mà là ngay lập tức bắt tay vào làm cho những tháng ngày về sau trở nên tốt hơn.

Xem nhẹ được mất, an định cái tâm của mình, khiến cho bản thân ít chấp trước, ít thống khổ và tham niệm, không quá đắc ý cũng không quá bi thương. Sống một cách thản nhiên, lạc quan, nội tâm an nhiên, ngày tháng sẽ trôi qua một cách yên bình.

Cảnh giới nội tâm càng rộng lớn thì tấm lòng càng bao dung. Như thế người ta sẽ càng tự do.

Tâm tình của con người là có giới hạn, nhưng cảnh giới nội tâm lại có thể vô cùng rộng lớn. Biển lớn có bờ, nhưng tâm cảnh thì không có bờ bến. Chính là nói về cảnh giới nội tâm của chúng ta có thể to lớn vô hạn.

Lúc chúng ta hiểu được về bao dung hết thảy thì tâm của chúng ta có thể ôm trọn cả thế giới.

Lúc mệt mỏi nhất trong cuộc đời không phải là mệt nhọc về thể xác, mà là mệt vì khổ tâm. Đó là lúc chúng ta nghĩ tưởng quá nhiều, truy cầu quá nhiều, khổ sở mà không đắc được, cưỡng cầu lợi ích tiền bạc …

Chúng ta càng suy nghĩ nhiều thì tâm tình càng vướng mắc, sẽ dẫn đến mệt mỏi. Chấp vào một niệm thì tâm sẽ khổ thêm một chút. Buông xuống một niệm thì mọi thứ sẽ tự tại.

Sinh mệnh như một cuộc hội ngộ tươi đẹp. Mất và được, vui vẻ hoan lạc cũng là một loại cảnh giới. Đời người sẽ không quá hoàn mỹ, duy chỉ có việc vượt qua được nghịch cảnh thì mới hoàn mỹ. Thế nên xem nhẹ một chút, cuộc sống mới vui vẻ. Khoan dung là một cảnh giới mỹ hảo nhất, là giác ngộ triệt để về tinh thần, vừa bao dung vừa thản nhiên.

Tu tâm tốt nhất chính là buông bỏ, để cho tấm lòng mình rộng mở, tâm linh mới tự tại thảnh thơi, nhẹ nhàng và tự do.

Tâm của một người càng tĩnh thì cuộc sống càng giản đơn.

Tâm tình đơn giản thì những ưu lo trên thế gian đều tiêu tan.

Trong đời người tâm tình tốt rồi thì thế giới sẽ rộng mở. Ánh dương chiếu rọi rực rỡ, cuộc đời sẽ sáng sủa và quang minh. Tâm tình rốt cuộc không phải là toàn bộ cuộc đời của một người, mà nó chỉ có thể gây ra ảnh hưởng đến họ thôi.

Chúng ta đều đã từng khao khát giữ lấy một trái tim bình yên. Chúng ta đều từng mơ ước sở hữu một khu vườn nhỏ trồng đầy hoa cúc, cách xa nơi thành thị náo nhiệt, tránh khỏi những ưu lo muộn phiền nơi trần thế; ở một nơi có thể xem mây bay gió lượn, ngắm nhìn núi sông bạt ngàn, nhàn nhã tự tại nghe bản tấu “Cao Sơn Lưu Thủy”.

Nhưng kì thực, chủng loại tu hành tốt nhất trong đời người không phải là thân mình đang ở nơi đâu, mà là tâm mình đang ở nơi đâu. Tâm tình an tĩnh, dù cho thân này ở nơi phố xá náo nhiệt thì cũng thấy đạm bạc, tự tại mà ngắm nhìn non nước.

Nghe hay không nghe, để ý hay không để ý; nói hay không nói, nghĩ hay không nghĩ; tính toán thiệt hơn hay không, vướng mắc hay không vướng mắc; chúng ta nhìn xong, nghe xong thì hãy quên nó đi. Như thế mới sống được dễ dàng.

Thường thường đời người càng muốn đắc được nhiều thì sẽ tâm phiền ý loạn. Thế giới là một nơi nhộn nhịp huyên náo, duy chỉ có tâm tĩnh lặng mới có thể nghe được tâm ý của bản thân, mới có thể đứng ngoài mọi thứ, mọi việc không có lo âu.

Người có một trái tim tĩnh lặng càng có thể thấu hiểu cảm ngộ hơn so với một người bình thường. Họ thấu hiểu việc nắm lấy và buông bỏ. Lúc đối diện với những mê hoặc nơi chốn hồng trần và những đổi thay trong nhân tình, họ sẽ không phiền não và thống khổ. Trong chốn phồn hoa, họ tìm về sự đơn giản nhất, trầm tĩnh với những thăng trầm trong cuộc đời.

Tâm thanh tịnh thì mọi thứ sẽ tĩnh lặng. Như vậy đời người mới thanh thản.

Thanh thản là một loại tu dưỡng nhân cách. Người có vẻ ngoài thanh thản thì có thể thiện đãi bản thân mình và tôn kính người khác, sống một cách nhẹ nhàng mới mẻ, tâm tình xán lạn. Người có nội tâm thanh thản thì tâm tình thuần khiết, khí chất tường hòa, tâm ý cao xa.

Thiện ác vốn dĩ ở tại một niệm. Một niệm thành Phật, một niệm thành ma. Duyên đến duyên đi, duyên sinh duyên diệt, mọi cảnh tượng đều từ tâm mà ra. Nếu như nhân tâm thuần tịnh không màng vật chất thì nơi thế gian ai ai cũng hướng thiện. Nếu như ai ai cũng dùng một trái tim bất thuần mà nhìn thế gian thì mọi việc sẽ vô cùng hiểm ác. Người có nội tâm thuần tịnh thường sẽ bài trừ những vọng tưởng và ác niệm, khiến cho tâm mình hướng về thiện lương, lưu giữ lại những điều mỹ hảo.

Điều khó nhìn thấu nhất trong đời chính là nhân tâm. Tâm không thuần tịnh thì sẽ trở thành một người bất hảo.

Chủng loại tu hành tốt nhất của đời người chính là tu tâm. Nội tâm trở nên tốt rồi thì cuộc đời cũng sẽ thay đổi. Tâm cảnh thuần tịnh, trong tâm không vướng bụi trần thì tâm mắt an định. Phiền não từ tâm mà ra, vậy nên bớt tính toán thiệt hơn thì sầu muộn sẽ ít, còn tính toán nhiều thì sầu muộn sẽ nhiều.

Một người thật sự thanh thản không chỉ ở vẻ bề ngoài mà còn phải có một trái tim thanh thản. Con người sống thanh thản, phúc khí sẽ tự đến.

Sống thanh thản, đời người sẽ nhẹ nhàng thư thái, mong muốn cũng giản đơn, cuộc sống sẽ bình hòa tĩnh lặng.

Nguồn: secretchina