Trí huệ cổ nhân: Bốn đoạn đối thoại giữa Lão Tử và Khổng Tử

聖人的智慧:老子與孔子的4段對話。

Trí huệ của thánh nhân: Bốn đoạn đối thoại giữa Lão Tử và Khổng Tử

Khổng Tử đến bái kiến Lão Tử để hỏi một vài vấn đề. Lời hồi đáp của Lão Tử khiến Khổng Tử vô cùng bội phục.

Khi đệ tử hỏi thì Khổng Tử trả lời là đã gặp được Lão Tử. Bản thân Khổng Tử biết rằng chim có thể bay, cá có thể bơi, thú hoang có thể chạy, chính bởi vì ông có thể dùng lưới để bắt thú hoang, dùng cần câu để bắt cá, dùng tên để bắn chim. Nhưng Lão Tử lại giống như loài rắn có thể co duỗi, cũng giống như loài rồng thiên biến vạn hóa, thấy đầu mà không thấy đuôi, khiến người ta cảm thấy thâm sâu không thể đo lường.  

Vậy bốn đoạn đối thoại giữa Lão Tử và Khổng Tử là gì?

●Đoạn đối thoại thứ nhất

Khi Lão Tử tiễn đưa Khổng Tử ra về, ông từng cảnh tỉnh Khổng Tử: “Ta nghe nói người giàu sẽ tiễn người bằng tiền tài, kẻ sĩ nhân nghĩa sẽ cho đối phương lời khuyên. Ta không có tiền tài có thể đưa cho ông nên ta cho ông vài lời khuyên vậy”. 

“Người thông minh dễ chết bởi vì thích châm chọc thiếu sót của người khác.

Người lợi hại và thích biện luận dễ rước họa bởi vì họ thích nói về sai trái của người khác. 

Nếu như là hậu bối của người khác thì không cần đặt thái độ của bản thân ở trên cao. Nếu như là thuộc hạ của người khác thì không cần thể hiện bản thân mình cao minh”.

不要把自己態度放高,也不要顯擺自己的高明。

Không cần đặt thái độ của bản thân ở trên cao, cũng không cần thể hiện bản thân mình cao minh.

●Đoạn đối thoại thứ hai

Lúc hai người cùng đến sông Hoàng Hà, Khổng Tử thở dài khi đối diện với sông Hoàng Hà. Khổng Tử nói: “Thời gian và sự việc phai phôi cũng như nước sông cuồn cuộn chảy, bản thân mình tuổi già đến mà không biết mình phải làm gì”.

Lão tử nói: “Nhân sinh và trời đất, bản lai và tự nhiên là một thể. Sinh lão bệnh tử của con người và xuân hạ thu đông của đại tự nhiên kì thực không có khác biệt. Tự nhiên mà sống, tự nhiên mà chết, thuận theo tự nhiên thì sẽ không mê mất bản tính. Trong tâm thường nghĩ công danh lợi lộc nên mới có u sầu trong tâm, mới có sinh ra phiền não”.

Khổng Tử giải thích nói: “Tôi lo lắng nhân nghĩa không thể hành thiên hạ, chiến loạn không thể dừng lại, quốc chính không thể thanh minh, đời người vài chục năm nhanh chóng qua đi, nên tôi mới cảm khái có một đấng trượng phu sẽ vì thế gian, không phải để kiến công lập nghiệp mà vì để làm những sự tình này cho dân chúng”.

Lão Tử nói: “Trời đất không có người đẩy cũng tự nhiên mà hành, nhật nguyệt không có người đẩy mà có trật tự ngay ngắn, các loài chim các loài thú không dùng người tạo mà cũng trù phú. Đây đều là những sự tình tự nhiên phát triển, trong đó không cần đến chúng ta phải lao tâm phiền não.  

Sống chết vinh nhục của con người cũng đều là đạo của tự nhiên đã định ra.

Tôn trọng tự nhiên, thuận ứng với tự nhiên, trị quốc tự nhiên thanh minh, nhân tâm tự nhiên quy chính, trong đó dùng tới đề xướng nhân nghĩa lễ lạc để làm gì?

Càng đề xướng những thứ này, càng rời xa bản tính của con người, giống như việc đánh trống tìm  người, tiếng trống càng vang thì người càng nhanh chạy mất”.

江海能這麼廣闊,都是因為他可以卑下。

Sông biển rộng lớn mênh mông cũng vì chúng có thể đặt mình ở nơi thấp.

●Đoạn đối thoại thứ ba

Lão Tử chỉ tay hướng về sông Hoàng Hà nói: “Vì sao ông không học tập đức hạnh của nước?”.

Khổng Tử nói: “Nước có đức hạnh gì”.

Lão tử nói: “Thượng thiện nhược thủy (cái thiện nhất giống như nước), nước có lợi cho vạn vật mà không tranh giành, ở nơi ác của con người, đây chính là đức hạnh khiêm nhường.

Sông biển rộng lớn mênh mông cũng bởi vì chúng có thể đặt mình ở nơi thấp. Thiên hạ không có thứ gì mềm mại như nước, cũng không có thứ gì cứng cỏi như nước. Đây chính là nhu đức. Vậy nên mềm mại có thể chiến thắng cứng cỏi. Nước không có “hữu” (sở hữu) nên nó có thể tự do ra vào chỗ “vô”. Đây chính là giáo huấn không lời, đây chính là “vô vi”.”    

Khổng Tử nói: “Tôi đã hiểu. Mọi người đều muốn đến chỗ cao, chỉ có nước chảy đến chỗ thấp nhất. Mọi người đều ở nơi dễ dàng, duy chỉ có nước ở nơi khó khăn. Mọi người đều ở nơi sạch sẽ, chỉ có nước ở nơi dơ bẩn. Những nơi nước chảy đến đều là những nơi không ai thích ở, vậy nên ai có thể tranh với nước được đây?”.

Lão Tử nói: “Không tranh với đời nên không ai có thể tranh với nước. Đây chính là thủy đức (đức của nước). Nước không đâu không có, Đạo không đâu không có, nước không có thất bại. Không mà tĩnh, thích hợp với bản nguyên thâm sâu. Làm tổn hại bản thân mình, mang đến ân huệ cho người khác mà không cầu báo đáp, đây chính là nhân đức.  

Chỗ tròn trịa ắt sẽ xoay chuyển, chỗ gấp khúc ắt sẽ đổi hướng, tắc nghẽn ắt sẽ dừng lại, khai thông ắt sẽ chảy ra, đây chính là thủ tín (giữ vững niềm tin). Tẩy tịnh vạn vật, chỉnh lý quân bình cao thấp, đây chính là giỏi về xử lí ở mọi phương diện. Mọi thứ có thể nổi trên mặt nước, nhìn mọi thứ có thể rõ ràng, gặp xung kích thì thế nước không gì có thể cản, đây chính là giỏi về sử dụng tài năng. Ngày đêm không dừng, tràn đầy rồi lại tiến về trước, đây chính là giỏi chờ đợi thời cơ.     

Thánh nhân tùy cơ ứng biến, trí giả thuận theo tự nhiên. Ông đi dâu cũng nhất định phải thủ lễ cung kính khiêm nhường, bỏ đi bộ mặt ngạo mạn kia, bỏ đi chí hướng và dục vọng hiện ra trên nét mặt, không thì vận khí sẽ làm người ta sợ, ai còn dám dùng ông nữa”.

天下沒有比水更柔軟的,卻也沒有比它更剛強的。

Thiên hạ không có thứ gì mềm mại như nước, cũng không có thứ gì cứng cỏi như nước. 

(Nguồn ảnh: Adobe stock)

●Đoạn hội thoại thứ tư

Lão Tử nói: “Nếu muốn nhìn thấy động tĩnh của Đại Đạo thì nhất định phải đặt tâm ở trên bản nguyên của vạn vật. Trời đất vạn vật nhìn thì thấy không giống nhau nhưng kì thực bản chất là giống nhau, đều tùy theo trời đất tự nhiên vận hành. Vạn vật không giống nhau chỉ là bề mặt, còn giống nhau là ở nội tại. Xả không giống nhau, nhìn thì thấy giống nhau, mới có thể nhìn thấu đạo lý của vạn sự vạn vật. Bản nguyên vạn vật là một, không có hình trạng, không có khác biệt”.

Khổng Tử nói: “Quan sát cho đến khi tương đồng thì có gì vui?”.

Lão Tử nói: “Vật và ta là một, đúng và sai, vật và ta, sống và chết, ngày và đêm, phúc và họa, cát và hung, phú quý và bần hàn, vinh nhục; tất cả đều không có khác biệt. Trong tâm giếng xưa đã cạn nước, sẽ tự có được niềm vui”.  

Độc giả xem qua đoạn đối thoại giữa hai vị thánh nhân, nếu như bản thân có lĩnh hội gì thì tác giả cũng hoan nghênh bạn lưu lại vài lời ở bên dưới để cùng mọi người chia sẻ những điều tốt đẹp.

Dịch từ: http://www.secretchina.com/news/b5/2020/01/07/918454.html