Truyền thuyết về Lân

Lân một trong bốn con vật tứ linh: Long – Lân – Quy – Phụng, nhắc đến múa lân người ta sẽ nghĩ đến sự may mắn nhưng hầu như rất ít người hiểu được vì sao con vật dữ tợn này lại là biểu tượng của niềm vui.

Câu chuyện về Kỳ Lân được Phật Di Lặc hàng phục

Tương truyền rằng thời xa xưa ở vùng đất ven biển miền Nam Trung Quốc có một loại quái thú đầu to, sừng nhọn, mắt lòi, miệng to bằng cái thúng được gọi là Kỳ Lân. Kỳ lân thường lên quấy phá dân làng, ăn hết các loài gia súc khiến dân tình oán thán, nhiều người phải bỏ làng dư cư đến nơi khác sinh sống. Cho đến một hôm có một ông lão râu tóc bạc phơ (dân gian gọi là ông Địa) xuất hiện đến bày cách cho dân làng chống lại quái thú. Mọi người dùng giấy và vải làm thành hình con quái thú rồi bôi bột màu vẽ lên để trông thật dữ tợn. Đợi đến khi quái thú xuất hiện thì đem con vật làm giả kia ra nhảy múa kèm với tiếng gõ của trống,chiêng…Ông Địa lấy cỏ linh chi trên núi cho quái vật ăn và hàng phục nó, biến nó thành thu ăn thực vật.

Ông lão chính là Đức Phật Di lặc hóa thân hiện ra để giúp dân làng. Cách đây 2.500 năm Phật Thích Ca Mâu Ni có nhắc đến: “Vào thời kỳ mạt pháp sẽ có Đức Phật Di Lặc hạ thế độ nhân” . Người tu phật đều tin rằng khi vị phật Di Lặc hạ thế sẽ đem lại vô lượng phúc báo cho muôn loài.

Do đó, vào các ngày lễ, hội mọi người đem hình tượng quái thú ra nhảy múa ăn mừng người ta tin rằng múa lân ông địa đem lại sự may mắn, hoan hỉ kể từ đó múa lân trở thành tập tục văn hóa truyền thống tại Trung Quốc sau này lưu truyền đến Việt Nam. Tiết mục “múa lân ông địa” của Đoàn Nghệ Thuật Hồng Ân là phiên bản rút gọn của câu chuyện này, miêu tả sinh động lại cảnh tượng Ông Địa thuần phục Kỳ Lân sau đó Kỳ Lân theo chân ông Địa đi khắp nơi truyền rộng chân tướng Phật Pháp.