Nét đẹp ẩn chứa trong váy cưới truyền thống Trung Hoa

Theo dòng thời gian mọi người đã cảm nhận rõ, trang phục truyền thống Trung Quốc khác với trang phục phương Tây. Ngay cả ở Trung Quốc, các mẫu quần áo truyền thống cũng khác từ địa phương này đến địa phương khác. Dưới đây là một vài sự thật thú vị về váy cưới truyền thống đáng để chúng ta tìm hiểu.

Đối với một đám cưới truyền thống của Trung Quốc, áo cưới của cô dâu vẫn được làm theo phương pháp truyền thống và chứa đựng nhiều ẩn ý và lời chúc phúc. Cô Moon, người làm việc trong một tiệm váy cưới Trung Quốc ở Hồng Kông đã nói rằng: Trong những năm gần đây, có nhiều cặp đôi đã chọn đám cưới theo phong cách Trung Quốc. Cho dù đám cưới được tổ chức theo phong cách phương Đông hay phong cách phương Tây, các cô dâu Hồng Kông thường mặc một chiếc váy cưới gồm áo khoác và váy, sau đó dâng trà cho người lớn tuổi.

Mỗi nơi đều có trang phục cưới đặc trưng riêng và các cô dâu ở Hồng Kông thì mặc chiếc váy cưới gọi là áo khỏa- kua-qun. Phần trên của váy cưới- áo khoác được gọi kua, phần dưới của váy cưới được gọi là qun. Toàn bộ chiếc váy cưới được tạo lên từ 9 mảnh vải.

Trong năm mảnh để làm áo khoác- hai mảnh cho ngực trước, một mảnh cho lưng, hai mảnh cho tay áo. Bốn mảnh còn lại dùng để làm váy- bên trái, bên phải, mặt trước và mặt sau. Trong tiếng Trung, âm của từ ‘cửu’ có phát âm giống hệt từ ‘dài lâu’ nên đã được sử dụng để biểu tượng cho cuộc hôn nhân hạnh phúc, lâu dài mãi mãi về sau.

Hình quả lựu trên áo khỏa tượng trưng cho ý nghĩa con cháu đầy đàn. (Hình ảnh: The Epoch Times)

Quá trình tạo ra một bộ áo khỏa là thêu các thiết kế lên vải trước sau khi hoàn thiện sẽ cắt tấm vải ra. Kích thước của mảnh vải phụ thuộc vào mật độ của các hình thêu. Vải sử dụng để làm áo khỏa là lụa đỏ Nhật Bản. Giá trị của chiếc áo được đo bởi số lượng hình tượng được thêu trên vải.

Một con rồng thêu bằng tay nhô ra khỏi bề mặt vải, mang lại cái nhìn tổng quan 3 chiều. (Hình ảnh: The Epoch Times)

Chiếc váy cưới truyền thống có giá trị nhất Trung Quốc gọi là ‘áo khỏa vua’

Trong số các loại áo khỏa khác nhau, giá trị nhất là ‘áo khỏa vua’- với các họa tiết thêu tinh tế và màu vàng bao phủ gần như toàn bộ lụa đỏ thô bên dưới. Cô Moon nói: ‘Một mảnh vải được thêu gần như toàn bộ, mỗi lần một mũi khâu. Một chiếc máy không thể làm được điều này. Ngoài ra, hình tượng của rồng và phượng hơi nhô ra mang lại cái nhìn 3 chiều từ xa. Trên thực tế, mảnh vải là phẳng, nhưng bàn tay của một bậc thầy có thể làm nên điều kỳ diệu!’.

Việc làm áo khỏa bắt đầu với việc thêu đầu tiên. Sau khi các mẫu thiết kế được thêu lên vải nó sẽ được cắt thành các số đo mong muốn. (Hình ảnh: The Epoch Times)

Các loại áo khỏa khác cũng được thêu dày đặc những họa tiết đến nỗi khiến người ta không thể nhìn thấy lụa đỏ. Do đó, màu của lụa càng ít bị tiết lộ, giá áo sẽ càng đắt. Có rất nhiều loại mẫu áo khỏa.

Khi mặc áo cưới, người ta phải nhìn thấy phần trên của đôi giày. Vì vậy, giày cao gót không được mang. Cô dâu thường đi giày thêu màu đỏ. (Hình ảnh: The Epoch Times)

Rồng và phượng hoàng là biểu tượng của điểm lành, hoa mẫu đơn là biểu tượng của sự thịnh vượng, lựu ẩn dụ cho sự sum vầy, con đàn cháu đống và đôi uyên ương là biểu tượng của tình yêu hôn nhân. Ngoài ra, người ta còn thêu những hoa văn khác trên áo khỏa như cá vàng, hoa hồng, những chú chuột may mắn, hoa sen và những lời hạnh phúc. Tên của chiếc áo khỏa phụ thuộc vào những hoa văn được thêu phía trước ngực. Chẳng hạn, nếu những họa tiết cá vàng được thêu trước ngực, chiếc áo khỏa đó sẽ được gọi là ‘áo khỏa cá vàng’.

Áo Khỏa càng cổ, thiết kế càng tinh sảo

Một bộ áo khỏa có thể dễ dàng tồn tại trong nhiều thập kỷ. Theo quan sát của bà Moon, một chiếc áo khỏa được làm cách đây 10 năm trông công phu và tinh tế hơn so với loại được làm bây giờ. Cô tin rằng đó là do các vật liệu được sử dụng để may trang phục trước kia tinh tế hơn.

Váy cưới của các cô dâu có sự khác biệt giữa từng địa phương và những bộ quần áo trang phục truyền thống mang nhiều điểm đặc sắc của văn hóa địa phương đó. (Hình ảnh: The Epoch Times)

Cô ấy đã thấy rằng sợi chỉ được sử dụng để may bộ áo khỏa có 10 năm tuổi tinh tế hơn so với sợi chỉ ngày nay và những bộ áo khỏa cũ trông rất đẹp mặc dù những thiết kế của chúng rất bình thường. Vào thời điểm đó, chủ sở hữu của áo khỏa muốn sửa chữa nó, nhưng cô Moon không thể thực hiện công việc vì sợi thêu quá mỏng, mỏng hơn cả một sợi tóc, loại sợi như vậy không còn tồn tại nữa.

Tại xưởng thêu, một bộ áo khỏa sẽ mất ít nhất 4 tháng để hoàn thiện. Đối với người có tay nghề cao, sẽ mất từ 6 đến 9 tháng. Áo khỏa vua thì mất từ 9 tháng đến 1 năm đến hoàn thiện. Còn đối với một bộ áo khỏa đơn giản với chỉ vàng và bạc mất 3 ngày liên tiếp để hoàn thành và có giá 1180 nhân dân tệ.

Áo khỏa là trang phục cưới của phụ nữ Hồng Kông. (Hình ảnh: The Epoch Times)

Phổ biến hơn là ‘áo khỏa pha lê’- sử dụng các nhân tố pha lê Swarovski và ‘áo khỏa 5 lời chúc’- sử dụng hình con chuột để biểu đạt 5 điều lành: trường thọ, giàu có, khỏe mạnh, tính cách đạo đức tốt và cái chết bình yên.

Thiện Tâm

Dịch từ: https://www.visiontimes.com/2017/04/09/traditional-chinese-clothing-traditional-chinese-wedding-gown.html