Kết thúc lễ đón năm mới ở Trung Quốc bằng: đèn lồng và bánh trôi

Ngày 19 tháng 2 (tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch), là ngày cuối cùng trong lễ mừng năm mới truyền thống của Trung Quốc. Do ý nghĩa nguồn gốc của lễ hội trong tôn giáo, trong thời gian này các nhà sư sẽ thắp đèn lồng, tên phương Tây của lễ hội đã được sử dụng để phản ánh truyền thống này. Trong tiếng Trung, ngày này được gọi là yuan xiao jie (元宵) tức là Tết Nguyên tiêu, hay còn gọi là lễ hội Sủi dìn- yuanxiao (là món bánh trôi tàu có nguồn gốc Trung quốc).

Vào ngày này, người Trung Quốc ăn bánh trôi. Có hai loại biến thể của bánh trôi gọi là yuanxiaotanguan. Nhân của chúng thường làm bằng các hạt mè đen ngọt, các loại hạt, trái cây, và đôi khi là thịt. Yuanxiao nổi tiếng và phổ biến hơn ở phía Bắc, trong khi tanguan mềm mịn hơn trong nhân và phổ biến hơn đối với người miền Nam..

Truyền thuyết về món bánh trôi (Yuanxiao)

Trong văn hóa dân gian Trung Quốc, Yuanxiao ban đầu không phải là một loại thực phẩm, mà là chỉ một cô gái sống trong hoàng cung dưới triều đại của vua Hán Vũ Đế. Do không thể trở về gặp cha mẹ của mình, cô chỉ có thể ngồi khóc lóc một cách bi thương trong chốn cung điện xa hoa.

Nỗi buồn của Yuanxiao đã làm một vị quan cận thần cảm động, ông đã nghĩ ra một kế sách để giúp cô đoàn tụ với gia đình. Đóng giả làm thầy bói trên một con phố đông đúc, ông nói với mọi người rằng tai họa đang đến. Sẽ có một đám cháy lớn thiêu rụi cả kinh thành vào ngày 15 của tháng âm lịch đầu tiên, điều ông nói gây ra nhiều hoảng loạn cho người dân. Chẳng mấy chốc, lời đồn này lan truyền đến tai hoàng đế.

Hoàng đế Hán Vũ Đế đã tập hợp các quan trong triều lại để nghĩ ra giải pháp. Vị quan này nhanh chóng bẩm tâu với hoàng thượng câu trả lời của mình: Hỏa thần nói rằng người thích ăn một loại bánh ngọt. Đương nhiên, nếu ông được phục vụ một món ăn ngon như vậy, tai họa sẽ không xảy ra. Yuanxiao là người giỏi nhất trong việc chế biến món ăn, vì vậy nhiệm vụ được giao cho cô. Để đạt được kết quả tốt nhất, trong trường hợp Hỏa thần vẫn chưa xuất hiện, toàn bộ hoàng cung được lệnh thắp đèn lồng như thể kinh thành đang bị lửa thiêu rụi ác liệt.

Vào đêm ngày 15, buổi tối của ngày thiên tai được dự đoán, Yuanxiao và các cung nữ khác mang những bát bánh trôi cô làm đi rước qua các đường phố. Trong khi đó, tất cả người dân cùng ra ngoài ngắm đèn lồng, Yuanxiao đã dễ dàng được đoàn tụ với cha mẹ.

Như vị quan cận thần đã dự đoán, không có ngọn lửa nào thiêu rụi kinh thành. Sau này, cảm động với tấm lòng hiếu thảo của Yuanxiao, ngày này đã được đặt tên theo tên của cô, cũng như món ăn cô đã chuẩn bị.

Kỷ niệm Phật và thiên tính

Tuy nhiên, giống như nhiều truyền thống xưa khác như Lễ hội đèn lồng, nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội thường rất sâu sắc và đa dạng. Chẳng hạn, có một khía cạnh quan trọng khác liên quan đến lý do tại sao ngày lễ kết thúc lễ hội năm mới lại rơi vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, bởi vì ngày này được cho là ngày sinh nhật của Thiên Đế.

Vì Thiên Đế có có quyền lực tối cao có thể chi phối toàn bộ vận mệnh của con người và quyết định khi nào sẽ gây ra hạn hán, bão, nạn đói, hoặc dịch bệnh.Cho nên, một trong những nhiệm vụ truyền thống của hoàng đế là cầu nguyện xin với Thiên Đế một năm mưa thuận, gió hòa, nhân dân đều được an khang, khỏe mạnh. Phong tục này có thể bắt nguồn ít nhất từ hoàng đế đầu tiên của nhà Tần :Tần Thủy Hoàng.

Mặc dù nhà Tần đã thống nhất toàn bộ đất nước thông qua các cuộc chiến tranh xâm lược, xây dựng Vạn Lý Trường Thành và cai trị đất nước thông qua một hệ thống pháp luật hà khắc, ông vẫn kính sợ các lực lượng tự nhiên và thường bày tỏ sự tôn kính với Thiên Đế bằng cách tổ chức các nghi lễ ngoan đạo.

Một truyền thuyết khác được lưu truyền sau một thời gian ngắn sau khi Phật giáo được giới thiệu về Trung Quốc qua Ấn Độ.

Trong triều đại Đông Hán (25-220 sau Công nguyên), một vị hoàng đế của nhà Minh đã phái một học giả đi lấy kinh điển từ Ấn Độ và tiếp tục bày tỏ sự kính ngưỡng của mình đối với các giáo pháp, giáo lý được dạy ở Trung Quốc. Sau nhiều năm, khi đi qua hàng ngàn dặm sa mạc nguy hiểm và những ngọn núi cao, vị học giả này đã trở về vào ngày 15 của tháng âm lịch đầu tiên.

Để bày tỏ lòng tôn kính với quyền lực tối cao của Đức Phật (quyền lực được cho là sẽ xóa tan mọi u tối). Vị hoàng đế nhà Minh đã ra lệnh thắp sáng những ngọn đèn lồng trong nhiều ngày trên khắp vương quốc. Những sắc lệnh như vậy tiếp tục được ban hành trong triều đại nhà Đường và nhà Tống, 1000 năm sau khi Đông Hán không còn nữa.

Bên cạnh lễ kỷ niệm của các vị thần và Đức Phật, ngày của lễ hội đèn lồng cũng là ngày đầu tiên trăng tròn được nhìn thấy trong năm mới ở trung Quốc. Giống như tết Trung thu rơi vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, lễ hội đèn lồng cũng là thời điểm tuyệt vời để gia đình sum họp.

Câu đố đèn lồng

Trong khi ngắm vầng trăng tròn đầy cùng những đồng nghiệp ở công ty, hay các thành viên trong gia đình và ăn những viên bánh trôi ngọt ngào, thường có một hoạt động ý nghĩa diễn ra đó là đố và giải câu đố đèn lồng. Một câu đố được viết trên những mảnh giấy buộc vào đèn lồng hoặc trực tiếp viết lên đèn lồng. Các câu đố thường là chơi chữ hoặc có nguyên tắc khác mà bạn phải tìm ra. Đây là một số ví dụ điển hình:

1. Những gì thuộc về bạn, nhưng những người khác sử dụng nhiều hơn bạn?

Trả lời: tên của bạn.

2. Nó đã tồn tại hàng triệu năm nhưng nó không quá một tháng. Nó là gì?

Trả lời: khuôn mặt của mặt trăng, vốn luôn tồn tại, nhưng luôn biến mất vào cuối tháng.

3. Nó dành cả đời để chăm sóc ngôi nhà. Người bạn đời của nó luôn theo chủ đi ra ngoài, một quý ông nhìn thấy nó và rời đi. Người phản diện nhìn thấy nó và nói nó xui xẻo. Nó là gì?

Trả lời: một cái khóa. Khi một quý ông nhìn thấy nó, anh ta biết chủ nhà đi vắng thì anh ta rời đi và quay lại sau. Nếu một kẻ xấu nhìn thấy nó, anh ta sẽ cố gắng cạy cửa và đột nhập vào nhà.

Dịch từ: http://www.visiontimes.com/2019/02/19/marking-the-end-of-chinese-new-year-with-lanterns-and-dumplings.html