Kỷ nguyên mới được bắt đầu bằng sự sắp xếp thú vị

Khi nói đến âm nhạc cổ điển, hầu hết mọi người sẽ ngay lập tức nghĩ đến các nhà soạn nhạc vĩ đại xuất thân từ trường Vienna vào những năm 1970; bao gồm Mozart, Haydn và Beethoven. (Hình ảnh: qua wikimedia / CC0 1.0)

Bạn có tin vào mối nhân duyên tiền định không? Ở phương Đông, cụm từ này được gọi là ‘duyên phận’. Điều này có nghĩa là tất cả các sự việc mà con người gặp phải trong cuộc sống đều đã được đặc định trước. Ở phương Tây người ta cũng dùng một từ khác để diễn tả cụm từ này, từ này gọi là ‘định mệnh’. Một số người tin rằng tất cả những điều tốt đẹp mà chúng ta có hôm nay đều được sắp xếp một cách hệ thống, chi tiết từ những niên đại rất xa xưa, những sự việc diễn ra trong cuộc sống của chúng ta chỉ chiểu theo những điều đã được an bài mà thôi.

Khi nói tới âm nhạc cổ điển, hầu hết mọi người sẽ ngay lập tức nghĩ đến những nhà soạn nhạc vĩ đại xuất thân từ trường Vienna vào những năm 1700; những nhà soạn nhạc này bao gồm: Mozart, Haydn và Beethoven. Họ đã thiết lập một nền tảng rất vững chắc để sáng tác các bản nhạc giao hưởng cổ điển. Trên thực tế, các tác phẩm của họ vẫn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với những nhà soạn nhạc nổi tiếng ngày nay.

Các tác phẩm của Mozart, Haydn, Beethoven vẫn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới những nhà soạn nhạc nổi tiếng ngày nay. (Hình ảnh: qua pixabay / CC0 1.0)

Mozart và Haydn có một khởi đầu tốt khi bắt đầu sự nghiệp sáng tác âm nhạc của họ, tuy nhiên Beethoven lại phải bước đi trên một con đường gập ghềnh hơn. Beethoven được xem là nhạc sĩ trẻ tuổi có triển vọng nhất ở Đức, với phong cách sáng tác âm nhạc ẩn chứa nhiều cảm xúc với âm vị nhẹ nhàng, thanh thoát, chạm đến trái tim của thính giả. Vào năm 17 tuổi, ông chuyển đến Vienna với hy vọng được học chung với Mozart. Tuy nhiên, vào lúc này, mẹ của ông đã chuyển sang giai đoạn cuối của bệnh. Khi tình trạng của bà chuyển biến xấu sắp cận kề với cái chết, nhạc sĩ Beethoven không thể ở lại Vienna được nữa, ông phải quay trở lại Bonn để chăm sóc gia đình.

Sau khi mẹ ông qua đời, ông hăng hái quay trở lại Vienna với nỗ lực kết nối với thần tượng của mình. Tuy nhiên, Mozart đã qua đời vì quá gắng sức làm việc. Có vẻ như họ đã không có duyên được gặp mặt nhau. Trong lúc ông đang lạc lối, mất phương hướng cộng với việc đang tìm kiếm cơ hội theo đuổi giấc mơ làm nhạc sĩ, ông không còn sự lựa chọn nào khác là phải theo học với Joseph Haydn.

Beethoven muốn được học chung với thần tượng của mình, Mozart, nhưng điều này đã không xảy ra. (Hình ảnh: qua pixabay / CC0 1.0)

Haydn là một trong những nhạc sĩ năng động nhất trong thời kỳ âm nhạc Cổ điển. Các buổi hòa nhạc và các tác phẩm được xuất bản của ông được công chúng đón nhận rộng rãi. Do vậy, cùng với Mozart, hai người đã dựng lập ‘phong cách cổ điển’ trong âm nhạc. Dưới sự dạy bảo của Haydn, Beethoven đã hoạt động được tốt cả về xã hội và âm nhạc. Haydn không chỉ dạy ông cách soạn nhạc như thế nào mà Haydn còn giới thiệu ông với những nhà quý tộc và thúc đẩy, phát huy tài năng của ông với công chúng. Đây là tiền đề dẫn đến thành công lớn của Beethoven và đẩy sự nghiệp của ông trở thành một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất của thành phố Vienna.

Beethoven là một người đàn ông can đảm. Ông đã thử rất nhiều thí nghiệm trọng các bản nhạc, ước thúc bản thân không tuân theo các quy tắc chuẩn mực cứng nhắc của các nhạc sĩ lớn tuổi. Đồng thời, khi sáng sáng ông để tâm trí và cảm xúc của mình được biểu đạt tự do; tăng giá trị biểu cảm của buổi nhạc bằng nhiều cách, chẳng hạn: mở rộng độ tương phản động (tỉ lệ giữa hai màu sáng tối), tăng thêm nhiều nhạc cụ vào dàn nhạc giao hưởng, tăng cường cách thức trình diễn bằng cách xây dựng nhiều ý tưởng công phu, độc đáo. Bước đi táo bạo của Beethoven được người hâm mộ của ông yêu thích. Nhiều nhà soạn nhạc đã đi theo phong cách của ông. Và quan trọng hơn, những sáng tạo của ông đã khiến cho các buổi hòa nhạc trở nên hấp dẫn và hay hơn rất nhiều.

Chúng ta sẽ không bao giờ biết được điều gì sẽ xảy đến nếu Beethoven đã học với Mozart thay vì Haydn. Có lẽ chính sự cứng nhắc, nghiêm khắc của Haydn đã thúc đẩy Beethoven thử nghiệm nhiều lần, hoặc ngược lại, có lẽ dưới sự dẫn dắt của Mozart, Beethoven thậm chí được khuyến khích liều lĩnh hơn, táo bạo hơn trong các sáng tác. Đây phải chăng không phải là một sự việc xảy ra ngẫu nhiên mà đã được sắp xếp từ trước. Hi vọng rằng, câu chuyện này sẽ gợi nhắc mọi người về vẻ đẹp của cuộc sống và nhắc nhở mọi người bước đi trên con đường của mình một cách bình yên, vui vẻ dưới sự dẫn dắt nhân từ và sâu xa của Thượng Đế.

Nghe bản giao hưởng của 88 của Haydn: https://www.youtube.com/watch?v=kke4SyaP25c&feature=youtu.be

Nghe bản giao hưởng số 7 của Beethoven:

Viết bởi Yuensuo Yang

Nguồn: http://www.visiontimes.com/2018/08/03/an-interesting-arrangement-for-a-new-era.html