Mục đích cao cả của nghệ thuật là gì?

Trong nền nghệ thuật hiện đại bao quát các lĩnh vực như thơ ca, hội họa, âm nhạc, vũ đạo; rất khó có thể tìm kiếm được các tác phẩm tráng lệ, đồ sộ, có trình độ nghệ thuật tinh tế và có thể chịu đựng được thử thách của thời gian, mang lại ý nghĩa siêu việt và kỹ lưỡng cho nhân loại. Nhận thức này đã đặt ra cho tất cả mọi người một câu hỏi, rằng điều gì đã ngăn cản sự sáng tạo của các nghệ sĩ hiện đại, liệu có phải do sự phát triển của kĩ thuật và công nghệ chăng?

Khi đi sâu vào việc đánh giá các tác phẩm nghệ thuật trong giai đoạn các giá trị cổ điển phát triển rộng khắp, câu hỏi trên đã được tất cả trả lời bằng cùng một đáp án: các tuyệt tác sẽ được tạo ra từ việc vinh danh và bày tỏ lòng thành kính với Thiên Chúa và Đấng Sáng Thế.

Thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật khi mọi thứ đạt đến trình độ thuần thục

Thời điểm mà sức mạnh của nghệ thuật đạt đến sự hoàn mỹ và hài hòa nhất được mọi người cho là vào thời kỳ Phục hưng. Rome là thành phố có trình độ nghệ thuật tinh tế nhất. Đây là thành phố của các giáo hoàng, nhà thờ, cung điện và các bức tranh vẽ. Bên cạnh các tác phẩm nghệ thuật nở rộ và có trình độ cao nhất, người ta có thể dễ dàng bắt gặp những câu chuyện quen thuộc về Thần thoại Hy Lạp và Kinh thánh, chẳng hạn như sự kiện Chúa sáng tạo ra con người, Moses biến biển đỏ và câu chuyện Chúa Giê-su chịu bức hại thay cho con người.

Bức tranh Prometheus đánh cắp lửa từ Apollo Chariot (1814) mô tả cảnh Prometheus đánh cắp lửa từ cỗ xe của Thần Mặt Trời để trao cho con người. (Tranh vẽ: Giuseppe Collignon, Wikipedia)

Bức tranh về trần nhà cầu nguyện Sistine, chín bức tranh bao gồm chín cảnh trong Sách Sáng Thế theo thứ tự thời gian ngược lại. (Wikipedia)

Tranh chấp về Bí tích Thánh (1509-1510) của Rafael. (Public Domain)

Bên trái: Phòng Rapael- tại một trong những ngôi nhà của Giáo hoàng. (Wikipedia); Bên phải: hình ảnh trần nhà hình vòm tại bảo tàng Vatican. (Shutterstock)

Liên quan đến văn học Châu Âu, khi nhắc đến các bài thơ ưu việt như The Lliad của Homer, The Lost Paradise của Milton, The Inferno của Dante và The Messiah của Klopstock thì đây đều là các tác phẩm bày tỏ sự kính trọng đối với các vị Thần của tác giả và truyền tải cảm xúc đó tới độc giả. Ví dụ, khi đề cập đến Dante’s Inferno, tác phẩm phản ánh vụ trụ rộng lớn thông qua thế giới quan của Thiên Chúa Giáo, là đỉnh điểm sự phát triển nhãn quan về thế giới của Nhà thờ Thiên Chúa Giáo Tây Âu, dân số Châu Âu nói chung, đặc biệt là dân số Ý nói riêng nhiều lần bày tỏ sự tự hào và tôn trọng. Nhiều người Ý có thể đọc các trích đoạn trong The Inferno, và họ coi nhà thơ là cha đẻ của ngôn ngữ Ý và văn học Ý.

Ở phương Đông, những tác phẩm điêu khắc tinh xảo và hoành tráng nhất được tìm thấy trong hang động Long Môn. Ở đây chứa hơn 100.000 bức tượng Phật trải dài và mở rộng trên 2.345 hang động, 43 ngôi đền được trang trí với 2800 chữ khắc. Một nghìn bức tượng được tạc bằng ngọc trên đỉnh đồi Trường Thọ (Longevity Hill) trong Cung điện mùa hè (Summer Palace) và tượng Phật Lạc Sơn Đại Phật – đây là bức tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới, tọa lạc tại núi Nga Mi.

Trên toàn thế giới có rất nhiều công trình, kiến trúc được xây dựng để bày tỏ sự kính ngưỡng tuyệt đối của người dân đối với các vị Phật và các vị Thần. Những thành tựu nghệ thuật và kiến trúc tuyệt vời nhất được tìm thấy trong ‘các ngôi đền treo thuộc ngũ đại danh sơn của Trung Quốc’ – Hanging temples of the Great Five Mountains, những ngôi đền cổ ở Ấn Độ và Thái Lan cũng như các nhà thờ Hồi giáo ở Trung Đông. Tất cả đều được thiết kế để thể hiện ân đức của các vị Thần.

Tượng Phật tại hang động Long Môn. (Wikipedia)

Bên trái: Tượng Phật ở Sri Lanka. (Pixabay, Public Domain); Bên phải: Tượng cổ tại Thái Lan. (Matadornetwork.com)

Bức tượng Phật Lạc Sơn Đại Phật là bức tượng Phật Di Lặc bằng đá cao nhất thế giới. Bức tượng mang trong mình sự hi vọng và kì vọng của người dân phương Đông. (CC BY-SA 2.5)

Tại sao nghệ thuật trên toàn thế giới lại chạm ngưỡng đỉnh cao trong các tác phẩm ca ngợi niềm tin vào Thần, Phật.

Tín ngưỡng tâm linh truyền thống được coi là một trong những giá trị đạo đức phổ quát nhất của nhân loại. Từ lâu, mọi người đã công nhận rằng tiêu chuẩn đạo đức quyết định tính khí của các nghệ sĩ. Để có thể thể hiện đầy đủ tinh thần, linh hồn của một tác phẩm, có thể là trong một bức tranh, một tác phẩm điêu khắc, một bản nhạc, hay một điệu nhảy, người nghệ sĩ cần phải giữ cho mình một trái tim thuần khiết, thiện lương. Nếu tâm trí của một người nghệ sĩ không thuần chính, trong sáng thì tác phẩm mà họ chế tạo ra chỉ là một màn phô diễn kỹ thuật, không ẩn chứa nhiều ý nghĩa, nội hàm. Như vậy nó không còn là một tác phẩm nghệ thuật nữa.

Trong văn hóa truyền thống, khái niệm đạo đức được đề cao và là yêu cầu cần thiết trong tất cả các ngành nghề. Ngay cả khi đi học, các học sinh thời cổ đại được yêu cầu tịnh tâm, điều hòa hơi thở, làm dịu tâm trí trước khi vào học bài. Khi tinh thần hòa ái và đạo đức thăng hoa, một cá nhân có thể coi thường những ham muốn trần tục và có thể nuôi dưỡng lòng bao dung, sự nhân từ và thực hiện các nhiệm vụ với trí huệ thanh khiết nhất. Chỉ khi làm như vậy, họ mới có thể đạt được các tiêu chuẩn cao nhất trong các tác phẩm của mình, đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật của họ.

Nghệ thuật đưa con người trở lại với sự thiện lương. (Zhen Shan Ren Art)

Khi quan sát, chiêm ngưỡng và thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật, người xem có thể cảm nhận được giá trị ẩn sâu trong tâm hồn của người nghệ sĩ. Do đó, một tác phẩm nghệ thuật không chỉ đơn giản là một công cụ đánh dấu thành tựu hay thể hiện cái tôi cá nhân của người nghệ sĩ; mà một tác phẩm nghệ thuật chân chính là một tác phẩm có sự đóng góp những giá trị tuyệt vời nhất cho cộng đồng: thúc đẩy lòng tốt và sự bình an, an lạc trong nội tâm, giúp người khác tiến bộ, phát triển. Đây mới là hình thức nghệ thuật được nhân loại tôn vinh và tôn trọng nhất.

Nếu nghệ thuật được thiết kế để phục vụ xã hội mà từ đó nó có thể thúc đẩy con người coi trọng sự chính trực, thanh liêm, trung thực thì các nghệ sĩ nên quay trở lại với những tín ngưỡng tâm linh truyền thống cùng với những lời dạy của các vị Thần. Những lời dạy này là các giá trị đạo đức ban đầu của văn hóa, giống như một chiếc thang có các bước kết nối con người với các vị Thần. Một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo nên chinh phục khán giả bằng những giá trị tốt đẹp từ bên trong tâm hồn và đưa con người đến gần với thiên đường hơn.

Sự phán xét cuối cùng của Michelangelo, bức tranh nổi tiếng nhất thời kỳ Phục hưng, ngụ ý rằng Thiên Chúa luôn theo dõi loài người và Đấng cứu thế sẽ đến cứu những người tốt khi thảm họa lớn xảy ra. (Wikipedia Commons)

Người xưa tin rằng mỗi nền văn hóa là một món quà quý giá mà Thiên thượng truyền lại cho nhân loại; mỗi một nền văn minh đều bắt đầu với sự dẫn dắt của các vị Thần.Văn hóa của nhân loại, và cốt lõi nhất của nó, là ca ngợi các vị thần và nghệ thuật là công cụ mạnh mẽ nhất để chứng minh mối liên hệ này.

Dịch từ: https://thebl.com/culture/what-is-the-higher-purpose-of-art.html