Nhạc cụ truyền thống – Đàn Tỳ Bà

Đàn tỳ bà có lẽ gợi cho người ta nhớ đến đàn guitar của phương Tây. Lịch sử của đàn tỳ bà đã có trên 2.000 năm.

Đàn tỳ bà là một loại đàn dây được nhiều người ưa thích vào thời đại vương triều nhà Đường (618 – 907), từ âm nhạc cung đình cho đến âm nhạc dân gian, được ưa thích rộng rãi khi hợp tấu, độc tốc và diễn tấu cùng với ca xướng.

Đàn tỳ bà xuất hiện trong các tranh vẽ thời đó như một loại nhạc cụ ưa thích của các thiếu nữ xã hội thượng lưu thời bấy giờ. Các thi nhân đời Đường tán thưởng âm thanh tinh tế ưu nhã của đàn tỳ bà. Bạch Cư Dị (772 – 886) đã sáng tác bài thơ “Tỳ Bà Hành” nổi tiếng về thiếu nữ chơi đàn tỳ bà.

“Đại huyền tào tào như cấp vũ

Tranh vẽ thời nhà Đường

Tiểu huyền thiết thiết như tư ngữ

Tào tào thiết thiết thác tạp đàn

Đại châu tiểu châu lạc ngọc bàn” (Trích đoạn bài “Tỳ Bà Hành”)

(Dịch nghĩa:

Dây lớn ào ào như mưa rào

Dây nhỏ nỉ non như tỉ tê chuyện riêng

Tiếng rào rào lẫn tiếng nỉ non

Nghe như hạt châu lớn hạt châu nhỏ rắc vào trong mân ngọc)

Tên gọi tỳ bà được cho là để giải thích kĩ thuật diễn tấu. “Tỳ” là chuyển động tay về trước, ý là hất ngón tay ra trước, “bà” ý là gảy về phía sau.

Vương triều nhà Đường là thời đại thịnh vượng về tôn giáo, kinh tế và văn hóa nên nhiều người nước ngoài đã đến Trung Quốc thông qua “con đường tơ lụa”. Trong số đó, hai chị em nghệ nhân người Ba Tư đã truyền kĩ pháp diễn tấu tỳ bà cho người Trung Quốc. Nhạc cụ này chịu nhận ảnh hưởng từ Ba Tư nên nó có dáng vẻ hình quả lê đặc thù.

Tỳ bà có mối liên hệ mật thiết với Phật giáo. Trong hang động Đôn Hoàng nổi tiếng có rất nhiều bức bích họa tái hiện khung cảnh các vị Thần Tiên đang diễn tấu đàn tỳ bà. Ở Nhật Bản, đàn tỳ bà được biết đến từ thế kỉ thứ 8, tượng thần Saraswati (một trong Thất Phúc Thần) có nhiều tư thế đang ôm đàn tỳ bà.

Tùy theo sự thay đổi trào lưu hiện đại mà nghệ sĩ diễn tấu tỳ bà có xu hướng dùng dây đàn bằng nhựa hoặc kim loại để đạt được âm thanh to hơn. Chất liệu làm dây đàn chắc chắn cũng đòi hỏi nghệ thuật diễn tấu cứng cỏi, và cũng cần thêm phiến gảy (móng gảy) để có thể gảy dây đàn nhựa hoặc dây đàn kim loại.

Hiện nay, đàn tỳ bà là nhạc cụ được nhiều người ưa thích nhất trong các loại nhạc cụ truyền thống. Nhạc khúc diễn tấu bằng đàn tỳ bà cũng chiếm hơn phân nửa trong thập đại danh khúc của âm nhạc cổ điển Trung Quốc.

 

Nguồn: Vision Times Japan