Người xưa kính trời kính đất, chú trọng thiên nhân hợp nhất, trong văn hóa truyền thống đâu đâu cũng thấm nhuần loại nội hàm của tư tưởng này. Trong tập tục lễ cưới cũng vậy, tân lang và tân nương muốn chính thức được trở thành vợ chồng thì cần phải làm đủ nghi thức lễ bái: Nhất bái thiên địa, nhị bái cao đường, phu thê giao bái.
“Trên đầu ba thước có thần linh” đây là câu nói được lưu truyền qua hàng nghìn năm đủ cho thấy con người từ xa xưa đã tin vào Thần Phật, tin vào duyên phận. Hôn lễ cần được trời đất chứng giáng và tác hợp thì mới được công nhận cho nên cần bái thiên đại là như vậy.
Nhị bái cao đường là chỉ tân lang tân nương khi tổ chức hôn lễ cần được sự chấp thuận của ông, bà, cha, mẹ thể hiện đạo hiếu làm con. Sự chúc phúc của người lớn tuổi trong gia đình rất quan trọng, quyết định sự ấm êm hạnh phúc trong gia đình. Giải thích ý trên mặt chữ thì từ “đường” trong “cao đường” ý chỉ “nội đường”, tức nơi ở của cha mẹ. Theo tập tục thời xưa, con cái phải đến phòng ở của cha mẹ để vấn an, thăm hỏi: “ Cha mẹ hôm nay sức khỏe thế nào ạ? Có khỏe không ạ?”. Từ “cao” được lý giải rằng con cái phải bái kiến cha mẹ trong căn phòng cao lớn, lại có quan điểm, từ “cao” hàm ý tôn trọng.
Phu thê giao bái, tân lang và tân nương quay mặt vào nhau cúi đầu đại biểu vợ chồng tương kính như tân, tôn trọng yêu thương lẫn nhau, có chung có thủy. Người thời xưa coi trọng nghi thức tam thư lục lễ cổ đại và coi hôn lễ là một bộ phận quan trọng trong văn hóa nhưng người thời nay lại đi ngược với truyền thống, đạo đức suy đồi. Các cặp đôi ngày nay không coi trọng hình thức lễ nghi, cha mẹ dù chấp thuật hay không chấp thuật họ cũng không coi trọng.
Xã hội phát triển nhưng văn hóa đạo đức lại đi xuống, nhiều cặp đôi thậm chí không có qua kết hôn mà đã sống chung, sống thử như vợ chồng có con với nhau rồi vẫn chưa đăng ký kết hôn. Điều này trái ngược với luân thường đạo lý, người thời nay lại coi nó thành một lý lẽ thông thường, không hợp với lẽ trời không theo thiên ý con người sẽ phải chịu tội lớn. Từ ngàn xưa đến nay các vị thần luôn coi trọng vấn đề nam nữ, nếu có quan hệ nam nữ bất chính chắc chắn sẽ phải chịu quả báo, thật đúng với câu:”Gieo nhân nào gặp quả ấy”. Một số câu chuyện về gặp sắc dục mà tâm không loạn giáo huấn con người:
Điển cố: “Ngồi mà trong lòng vẫn không loạn”
“Tọa hoài bất loạn” (ngồi mà trong lòng vẫn không loạn), ý chỉ người đàn ông đoan chính, dù ở cạnh người phụ nữ mà trong tâm không nảy sinh ý đồ xấu.
Trong “Thuần chính mông cầu” thời nhà Nguyên có ghi chép về điển cố này như sau: Liễu Hạ Huệ sống ở nước Lỗ vào thời Xuân Thu.
Một hôm vào đêm đông giá rét, có một người phụ nữ vô gia cư đến nhà ông tìm nơi trú ẩn nhờ. Liễu Hạ Huệ lo ngại rằng cô gái này có thể sẽ chết vì lạnh, nên ông đã để cô vào trong nhà và ngồi trên đùi mình.
Hơn nữa, ông còn quấn áo mình quanh người của cô và áp cơ thể của cô vào mình để cô gái đỡ lạnh. Họ đã ngồi như vậy suốt đêm và ông đã không làm bất kỳ điều gì không đứng đắn.Cũng theo sử sách ghi chép, Liễu Hạ Huệ vừa có tài an bang lại có đủ đạo đức của một chính nhân quân tử. Ông được Khổng Tử, Mạnh Tử xưng là hiền nhân, thánh nhân, người có đạo đức cao thượng. Điển cố “Tọa hoài bất loạn” cũng được lưu truyền mãi cho đến ngày nay.
Tể tướng Yến Anh một lòng một dạ
Yến Anh là nhà tư tưởng, nhà ngoại giao nổi tiếng của nước Tề, được vua Tề Cảnh Công rất coi trọng. Một lần, Vua Tề Cảnh Công đến nhà Yến Anh làm khách. Lúc hai người đang uống rượu, Cảnh Công nhìn thấy vợ của Yến Anh đi qua, liền hỏi: “Đó là thê tử của khanh à?”.Yến Anh trả lời: “Đúng vậy”.
Cảnh Công cười và nói: “Cô ta vừa già lại vừa xấu. Ta có một đứa con gái, tuổi còn trẻ lại xinh đẹp. Ta nghĩ chi bằng gả cho khanh.”
Yến Anh nghe xong, lập tức đứng dậy, cung kính trả lời: “Hiện giờ, vợ của thần vừa già vừa xấu, nhưng xưa kia khi nàng còn trẻ đẹp đã cùng thần chung sống lâu dài. Hơn nữa, làm vợ vốn dĩ là trao thân gửi phận cả đời, từ lúc trẻ trung xinh đẹp cho đến lúc già nua xấu xí. Vợ thần khi còn trẻ đã phó thác cuộc đời cho thần, thần đã tiếp nhận lòng tin cậy ấy. Quân Vương tuy rằng hiện giờ muốn ban thưởng, nhưng làm sao thần có thể phụ bạc lòng tin của thê tử được?”
Yến Anh bái mấy bái xin tạ ơn và từ chối Tề Cảnh Công. Tề Cảnh Công thấy Yến Anh dứt khoát, coi trọng tình nghĩa vợ chồng như vậy nên từ đó trở đi cũng không nhắc lại thêm lần nào nữa.Có một lần, Điền Vô Vũ, vị tông chủ thứ năm của họ Điền gặp Yến Anh ở nhà một mình và gặp một người phụ nữ trong nhà bước ra, quần áo giản tiện, mái tóc đã bạc. Điền Vô Vũ chế giễu Yến Anh, nói: “Người đàn bà đó là ai vậy?”Yến Anh trả lời: “Là thê tử của ta”.Điền Vô Vũ nói: “Ngài là quan lớn trong triều, thực ấp điền thuế thu vào bảy mươi vạn, tại sao lại nhận bà lão này làm vợ?”.Yến Anh trả lời, “Ta nghe nói, bỏ rơi một người vợ già là loạn đạo, thú vui lấy thêm thê thiếp trẻ tuổi là dâm đãng. Thấy sắc đẹp mà bội nghĩa, thấy phú quý vứt bỏ luân thường thì đó là nghịch đạo. Yến Anh ta làm sao có thể có hành vi dâm loạn, coi thường luân lý, đi ngược lại với lời dạy của cổ nhân như thế được?”.
Qua các điển cố trên cho thấy người thời xưa rất coi trọng tình nghĩa vợ chồng, sự thủy chung son sắc, giữ gìn tiết hạnh nhưng thời nay nhiều cặp đôi không kết hôn mà sống như vợ chồng hoặc quan hệ trước hôn nhân dẫn đến gặp nhiều nghiệp báo, có người sống với nhau mà chẳng hạnh phúc nên phải ly hôn, có người không có con do bị vô sinh, có người sảy thai, mắc bệnh, ngoại tình…Rất nhiều trường hợp nhưng con người không biết được rằng đó là họ bị trừng phạt mà chỉ nghĩ do ngẫu nhiên, do không còn yêu nhau nữa.
Muốn thoát khỏi họa nạn này thì con người cần tuân theo thiên ý, quay trở về với truyền thống, tôn trọng các giá trị văn hóa có như vậy con người mới có được hạnh phúc, bình an. Trong các màn biểu diễn của Đoàn Nghệ Thuật Hồng Ân có một tiết mục mang tên “Khách Hỷ – Đội trống eo lưng biểu diễn”. Bằng tiếng trống hân hoan vui mừng các nghệ sỹ muốn gửi đến các tân lang và tân nương lời chúc “Bách niên hòa hợp – vĩnh kết đồng tâm ”, mong hai người luôn tôn trọng đạo nghĩa vợ chồng, có cuộc sống hạnh phúc, bình an.