Vạn vật đều có linh: Thực vật cũng có linh tính – Trợ giúp minh quân trừ gian diệt ác

Tại Bắc kinh, trước đền lớn của Khổng Tử có một cây bách cổ, nhân gian tương truyền rằng nó có thể phân biệt người trung thành và kẻ gian ác, nên gọi nó là cây trung nghĩa chi thụ. Theo nguyên cứu, cây bách cổ này được trồng bởi một học giả nổi tiếng của triều đại nhà Nguyên tên là Hứa Hành, cây có tuôi thọ gần 800 năm, thân cây to 2-3 người ôm mới xuể.

Ảnh minh họa: Cây bách cổ

Trong triều đại nhà Minh, các quan tham nhũng và những kẻ phản bội đã đánh lừa sự tin tưởng của Hoàng đế Gia Tĩnh. Vào một dịp, họ thay mặt cho Hoàng đế Gia Tĩnh đến Đền Khổng Tử. Theo quy định, nếu Hoàng đế không đích thân đến, các quy tắc cúng tế trong đền sẽ do hoàng thân quốc thích của Hoàng đế thay thế cúng tế Khổng Tử, sau đó thờ phụng, các đại thần theo quy tắc cúng bái theo cấp bậc. Nghiêm Tung lại là người thay thế cho Gia Tĩnh Hoàng Đế bái tế Khổng Tử, nhưng Nghiêm Tung chỉ là một thần tử, chỉ có thể tế bái theo cấp bậc. Tuy nhiên, Nghiêm Tung kiêu ngạo đến mức anh ta muốn leo thẳng lên cầu thang và đi thẳng vào đền thờ.

Các đại thần đi cùng bồi cúng tế đều thấy cảnh tượng này, nhưng Nghiêm Tung uy hiếp và ra oai nên các đại thần không dám nói ra. Tại thời điểm này, trên bầu trời xuất hiện những cơn gió lốc cực mạnh, mây đen kéo đến, gió thổi qua các nhánh cây bách, những cành cây lắc lư giống như đôi mắt, chúng đánh rớt mũ ô sa của Nghiêm Tung. Tại Tung Quốc cổ đại, Mũ ô sa là biểu tượng của quyền lực, quyền uy, mũ quan rơi xuống chính là sự kết thúc, tương đương với thời hiện đại thì giống với việc người lao động bị sa thải, đuổi việc. Nghiêm Tung bị dọa khiếp sợ và chạy trốn khỏi đền thờ từ đó không bao giờ giám đến Đền Khổng Tử. Nghiêm Tung sau đó quả thực đã bị cắt chức quan và tịch thu tài sản, điều này đã ứng nghiệm việc Nghiêm Tung bị cây Tùng đánh rơi mũ ô sa trên đầu. Người đời mắng: Nghiêm Tung gian ác khiến cây cổ trên trời cũng không thể chịu nổi. Vì vậy, mọi người gọi cây bách này là:”Xúc gian bách”

Ở Đoàn Thành – Bắc Kinh, cũng có một cây thông từ thời Trung Quốc cổ đại được phong ấn bởi Hoàng Đế. Đoàn Thành là một tòa thành cổ nằm trên bờ biển phía bắc của khu vườn hoàng gia nhà Thanh, đây được cho là lâu đài nhỏ nhất thế giới, được bao phủ bởi những cây thông cổ xanh tươi, có thể được mô tả là: “Khu vườn trên thiên đàng”. Trong những cây thông cổ có một cây cổ thụ nổi tiếng nhất trong nhóm.

Ảnh minh họa: Cây thông

Cây thông cổ được trồng bởi Kim Thế Tông, đã hơn 800 tuổi và là cây thông già nhất Bắc Kinh. Bóng mát của nó rất rộng, khổng lồ như một chiếc ô, thân cây khổng lồ hơi nghiêng về phía nam. Theo truyền thuyết, vào đời nhà Thanh vua Càn Long trong một ngày hè nóng, Càn Long du ngoại đến Đoàn Thành. Người trong cung điện đặt cây thông cổ bên ngoài sảnh. Càn Long liền cảm thấy mát mẻ trong bóng râm, sức nóng đã biến mất. Ông nhìn vào chất lỏng trong hồ nước, màu nước xanh lục, từng đóa hoa tỏa hương, mười phần vui vẻ.

Vào mùa hè năm đó, cây thông cổ bị phong ấn, Càn Long dùng một chiếc thuyền rồng đến Giang Nam thị sát, thời tiết rất nóng các đại thần và binh lính đều thấy rất nóng, người chảy mồ hôi, chỉ có Càn Long không cảm thấy nóng luôn có một đám mây trên đỉnh đầu Hoàng đế Càn Long che chắn ánh mặt trời cho ông. Khi Càn Long quay trở về kinh thành, các đại thần báo lại rằng: “Những cây cổ thụ ở cung điện Hoàng gia đã héo khi Ngài tuần tra về phía nam sông Dương Tử”. Khi Càn Long nghe vậy, ông suy nghĩ cẩn thận: Đám mây che nắng giúp ông trong chuyến vi hành giống như tán cây thông cổ, ông nhận ra rằng bóng râm có linh tính. Tất cả các con đường mà ông đi trong chuyến vi hành đều được những đám mây che bóng, vì vậy mà cây thông cổ đã bị vàng trong thời gian này. Hoàng đế Càn Long cảm niệm lòng trung thành của bóng râm, cây được chăm sóc nhiều hơn, mỗi năm được đặc biệt ban bổng lộc.

Hai câu chuyện trên, đều muốn nói lên rằng cây cũng có linh tính. Hiện nay, cũng đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về phương diện này, và xác thực được rằng cây có linh tính thậm chí chúng có thể biết được con người đang nghĩ điều gì?