Đạp ca – Vũ đạo dân gian cổ xưa

Năm Thiên Bảo thứ mười bốn (SCN 755), Lý Bạch từ Thu Phố (hiện nay là Qúy Trì, tỉnh An Huy) đi về huyện Kinh (thuộc tỉnh An Huy hiện nay) du ngoạn qua đầm Đào Hoa gặp một người bản xứ tên là Uông Luân. Uông Luân thường mang mỹ tửu đến chiêu đãi ông. Trước khi Lý Bạch lên đường rời đi, Uông Luân đã đến tiễn đưa. Lý Bạch sáng tác bài thơ sau để từ biệt:

“Lý Bạch thừa chu tương dục hành, Hốt văn ngạn thượng đạp ca thanh. Đào hoa đàm thuỷ thâm thiên xích, Bất cập Uông Luân tống ngã tình!”

(Dịch nghĩa:

Lý Bạch cưỡi thuyền sắp sửa ra đi Bỗng trên bờ giếng có tiếng chân nhảy nhịp và hát Nước đầm đào hoa sâu hàng ngàn thước Không bằng tình Uông Luân tiễn ta!)

Nước đầm Đào Hoa sâu hun hút như thế càng làm xúc động tình cảm của người ra đi. Thật khó mà quên được mối thâm tình với Uông Luân – “đạp ca” chính như thế mà đến. Nước sâu tình đậm, ca hát sâu lắng, biểu đạt một cách tự nhiên tình bạn chân thành thuần khiết, nồng hậu và sinh động giữa hai người với nhau.

Vũ đạo dân gian truyền thống

(Nguồn ảnh: Shenyun.com)

“Đạp ca” là một hình thức vũ đạo thời xa xưa bắt nguồn từ dân gian. Nó thịnh hành vào thời nhà Hán hơn 2.000 năm trước cho đến thời nhà Đường càng được phổ biến rộng rãi. Đây là một loại hình vũ đạo dân gian truyền thống Trung Quốc, cùng với danh khiêu ca và đả ca v.v Nó được lưu hành rộng rãi từ thời Hán Đường cho đến thời nhà Tống. Nó là một loại vũ đạo nhiều người cùng nhảy với nhau. Người nhảy “đạp ca” sẽ chia thành nhóm, tay nắm tay, dậm chân xuống đất theo nhịp, vừa hát vừa nhảy. Trong “Hậu Hán Thư, Đông Di Liệt Truyện” có ghi chép: “Tiệc rượu thâu đêm, quần tụ lại với nhau ca hát, hàng chục người cùng dậm chân đánh nhịp.”

Đến thời nhà Đường, đạp ca được lưu truyền phổ biến trong dân gian trở thành một loại hình giải trí bình dân quan trọng, một hoạt động tự giải trí cùng gia đình và bạn bè. Bên cạnh đó, đạp ca cũng được cải biến dung nhập vào trở thành vũ đạo cung đình, xuất hiện vũ nhạc cung đình như liễu đạp ca, đạp kim liên, đạp ca từ v.v

Đường Duệ Tông năm Tiên Thiên thứ 2 (SCN 713), vào dịp tết Nguyên Tiêu, Hoàng gia cử hành vũ hội đạp ca ở ngoài An Phúc Môn có hơn cả nghìn nữ nhân tham gia. Mọi người cùng nhau ca hát ba ngày bay đêm dưới ánh sáng rực rỡ huy hoàng của 5 vạn chiếc đèn hoa đăng cao hơn hai mươi trượng, khung cảnh vô cùng hoành tráng.

Văn nhân làm thơ và ngâm thơ

Có nhiều thi nhân thời nhà Đường viết thơ về loại vũ đạo thịnh hành nhất thời bấy giờ này. Giống như bài thơ mở đầu bài viết này của Lý Bạch, còn có “Thính Sơn Chá Cô” của Cố Khang như “Đạp ca tiếp thiên hiểu” v.v Trong “Trúc Chi Từ Tự” của Lưu Vũ Tích có ghi chép: Đạp ca liễn xướng “Trúc Chi Từ” diễn tấu cùng với sáo ngắn và trống. Khi nhảy không biệt nam nữ, quây thành vòng tròn, nắm tay nhau vừa nhảy vừa hát, tâm tình hoan lạc.

Đạp ca của người nhà Đường có mấy loại như sau: dậm chân theo nhịp kèm theo múa ống tay áo; đạp ca dậm chân và vỗ tay, chọn nơi khoáng đạt nam thanh nữ tú vui vẻ múa hát lựa chọn bạn đời trong đêm hội mùa xuân.

Thời nhà Tống vào mỗi dịp tết Nguyên Tiêu và Trung Thu đều có cử hành những đêm hội “đạp ca” lớn. Trong “Tuyên Hòa Họa Phổ” của Sái Biện có miêu tả: “Đêm Trung Thu, nữ nhân cùng nhau nhảy điệu “đạp ca”, lả lướt dưới bóng trăng.”

Đồng thời cũng có điệu “đạp ca” cho nam với phong cách hoàn toàn khác. Trong “Đạp Ca Đồ” của danh họa Mã Viễn miêu tả bốn vị lão nhân đang nhảy điệu “đạp ca” trên đường núi quanh co, phía trên có đề thi của Hoàng đế Ninh Tông như sau:

“ Túc vũ thanh kì điền,

Triều dương lệ đế thành,

Phong niên nhân lạc nghiệp,

Lũng thượng đạp ca hành.”

(Dịch nghĩa:

Mưa đêm không ngớt rửa sạch kinh thành và ngoại ô

Ánh bình minh mỹ lệ chiếu rọi nơi thành quách

Những năm mùa màng bội thu, người ta an cư lạc nghiệp

Nhảy điệu “đạp ca” trên đất Lũng.)

Ngoài ra, trong vũ đạo của dân tộc thiểu số vùng Tây Nam như A lí lí của tộc Nạp Tây, nhảy đá chân của tộc Khiêu Cước v.v đều thuộc vào loại hình vũ đạo đạp ca. Những bước nhảy thịnh hành như nửa bước chuyển, hai bước chuyển, nhảy bước nhỏ, nhảy bước cao như chim hỉ thước v.v đều có dáng dấp tư thế của điệu “đạp ca”.

Truyền về phía đông sang Nhật Bản

Đạp ca từ đời nhà Đường đã được truyền sang Nhật Bản. Vào năm thứ 3 thời Thiên Vũ Thiên Hoàng (SCN 674) đã diễn xuất điệu “đạp ca” ở điện Đại Cực. Về sau, mười bốn nam nhân và mười sáu nữ nhân nhảy đạp ca đã trở thành phong tục vào dịp Tết tại Nhật Bản. Ở Nhật Bản, loại hình nghệ thuật utagaki và múa hát dịp lễ Obon đều là những biến thể của “đạp ca”.

“Tạp Khúc Ca Từ, Đạp Ca Hành” của thi nhân Lưu Vũ Tích đời nhà Đường: “Xuân giang nguyệt xuất đại đê bình, Đê thượng nữ lang liên duệ hành. Xướng tận tân từ khan bất kiến, Hồng hà ảnh thụ giá cô minh.

Đào khê liễu mạch hảo kinh qua, Đăng hạ trang thành nguyệt hạ ca. Vi thị Tương Vương cố cung địa, Chí kim do tự tế yêu đa.

Tân từ uyển chuyển đệ tương truyền, Chấn tụ khuynh hoàn phong lộ tiền. Nguyệt lạc ô đề vân vũ tán, Du đồng mạch thượng thập hoa điền.

Nhật mộ giang đầu văn trúc chi, Nam nhân hoan lạc bắc nhân bi. Tự tòng tuyết lý xướng tân khúc, Trực chí tam xuân hoa tận thì.

(Dịch nghĩa:

Hoàng hôn tháng ba, vọng nhìn ánh trăng từ bờ đê bên sông

Thiếu nữ dung mạo xinh đẹp quây quần trên bờ đê cùng nắm tay nhau

Khắp đường xướng lên nhạc phổ ca từ mới mẻ, tầm nhìn không còn rõ

Chỉ có thể nhìn thấy bóng cây dưới ánh chiều tà, tiếng chim giá cô kêu lặng lẽ tịch mịch.

Trải qua con đường đào liễu đầy bóng tối

Dưới ánh hoa đăng thêm phần điểm xuyết, hát ca và nhảy múa dưới bóng trăng!

Khung cảnh như vua nước Sở gặp phải thần nữ nơi cố cung

Cho đến bây giờ vẫn còn nhiều thiếu nữ eo buộc lưng ong như thế sao?

Những ca từ mới mẻ thiếu nữ hát lên tựa như dòng nước nhẹ nhàng trôi

Trong sương gió đêm thâu, nghiêng nghiêng búi tóc, dáng dấp ống tay áo dài bay vẫn mỹ hảo như thuở xưa.

Ca hát đến tận khi trăng đã xuống, chim đã hót, mưa tạnh dần cũng là lúc nghỉ ngơi rồi tản đi

Đứa trẻ nhỏ đi dạo buổi sớm mai vô ý nhặt được hoa cài tóc của những thiếu nữ mải mê ca hát vô tình đánh rơi!

Trong ánh chiều chạng vạng, ta nghe người hát xướng “Trúc Chi Từ” ở nơi đầu sông

Nhớ đến phương nam trù phú tận tình hưởng lạc và cục diện nơi phương bắc thật bi thương

Hát xong khúc ca mới trong màn mưa tuyết đến mùa xuân này đã ba tháng trôi qua, hoa đã tàn hết, tâm tình bình thản như xưa.)

Kết luận

Khi tìm tài liệu trên mạng tôi mới biết Trung Cộng mấy năm qua cũng rêu rao cái thứ gọi là múa cổ điển, đạp ca, vinh danh giải thưởng gì đó, còn làm cả băng hình tuyên truyền. Chỉ cần mở ra xem, chưa đầy một phút tôi đã mau chóng đóng lại, toàn thân đều cảm thấy có điều không đúng! Chỉ cảm thấy hiệu ứng cưỡng chế yếu đuối, tâm mắt nhỏ hẹp, thừa hưởng một khối tà khí!

So với thanh danh của Đoàn nghệ thuật Shen Yun quả thật là thua xa! Mỗi diễn viên trong đoàn đều yêu cầu phải đề cao cảnh giới tâm linh, phải giữ vững đạo đức cao thượng, yêu cầu bản thân nghiêm khắc, còn phải hiểu biết sâu sắc về văn hóa thần truyền chính thống, một trái tim thấu hiểu một cách thuần chính về lịch sử thì mới có thể diễn xuất những tiết mục tinh tế lấy ra từ nền văn minh 5.000 năm mang đậm giá trị tinh thần thiện lương và nhân nghĩa với những vũ đạo dân gian truyền thống chân chính như “Mân Nam Phong Vận”, “Di Hương Tình”, “Đại Ương Ca” v.v

Bạn không tin à? Hãy mua vé xem thử! Xem xong, bạn có thể sẽ không nói được gì, chỉ cảm thấy là tốt, chắc chắn là như vậy! Bởi vì đó là truyền thống, chân chính, thuần thiện, từ trong ra ngoài đều tỏa ra lực lượng cảm động lòng người, vậy nên nó mới siêu thường! Mong rằng bạn hãy nhanh chóng mở rộng tầm mắt của mình.

Nguồn: Chánh Kiến Net