Kinh kịch: di sản văn hóa quý báu của nhân loại

Kinh kịch là một loại thức nghệ thuật chứa đựng nhiều giá trị tinh hoa và đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Trong suốt 200 năm qua, kinh kịch được nhận định là một hình thức biểu diễn nghệ thuật quan trọng truyền tải nội hàm nền văn hóa sâu sắc, uyên thâm, rộng lớn.

Kinh kịch bắt đầu phát triển mạnh mẽ vào thời nhà Thanh – vào khoảng cuối thế kỷ XVIII.

Thể loại Kinh kịch ban đầu bắt nguồn từ một số loại tuồng cổ địa phương, đặc biệt là ảnh hưởng từ “Huy Ban” tức đoàn tuồng An Huy. Đây là đoàn tuồng thường trình diễn ở phía Nam Trung Quốc trong suốt thế kỷ XVIII.

Vào năm 1970, lần đầu tiên đoàn tuồng An Huy đến Bắc Kinh trình diễn những tiết mục của mình để mừng sinh nhật nhà vua. Sau đó, rất nhiều đoàn tuồng An Huy đổ về Bắc Kinh để trình diễn. Những nghệ sĩ biểu diễn khiến đám đông thán phục với sự linh hoạt đáng kinh ngạc của họ, lý do là loại hình nghệ thuật này đã hấp thụ nhiều tinh hoa của nhiều loại hình tuồng khác nhau. Bắc Kinh là mảnh đất diễn của rất nhiều chủng loại tuồng địa phương, vì vậy, các đoàn tuồng An Huy rất nhanh chóng có thể cải thiện chất lượng những buổi biểu diễn.

Sau này, Huy kịch với Hán kịch được hòa trộn vào với nhau tạo thành một thể loại mới thịnh hành vào triều đại của vua Càn Long. Đây chính là Kinh kịch mà chúng ta biết.

Kinh kịch đóng một vai trò quan trọng trong nền giải trí của Trung Hoa cổ xưa

Kinh kịch được biết tới bằng nhiều tên gọi qua nhiều thế kỷ. Vào thời nhà Đường, Kinh kịch được gọi là Hí kịch. Chủ yếu đề tài mà họ chú trọng được lấy trong các cuốn sách lịch sử và các câu chuyện anh hùng trong dân gian. Vào triều đại nhà Tống, Kinh kịch được gọi là Tạp kịch hay Tham quân hí. Các nhân vật Tạp kịch thời nhà Nguyên bao gồm anh hùng, văn nhân, kĩ nữ, quan tòa, ẩn sĩ, và các nhân vật thuộc cõi âm (hồn ma, quỷ dữ…) và các vị Thần. Trải qua nhiều giai đoạn thời gian, nó có tên là Nam hí, Truyền kì, Côn khúc, Huy kịch trước khi được gọi là Kinh kịch.

(Shuttershock)

Trong suốt lịch sử và trải qua nhiều triều đại, Kinh kịch luôn là một hình thức nghệ thuật được mọi người quý trọng, và phát triển mạnh. Những đoàn Kinh kịch được mời đến biểu diễn ở các sự kiện lớn hoặc tư gia riêng của các gia đình quyền quý. Từ thường dân, chính khách, cho đến giới thượng lưu, hoàng thân quốc thích tất cả đều ưu ái, ưa chuộng loại hình nghệ thuật này.

Kinh kịch mang lại những nét gần gũi, các câu chuyện cổ tích và những hàm nghĩa sâu sắc trong mỗi biểu diễn. Điều này khiến khán giả trong khi thưởng thức cảm thấy rất lỳ kỳ, xúc động và muốn xem nhiều hơn.

Đặc điểm hình thức nghệ thuật của Kinh kịch

Kinh kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, được kết hợp từ các yếu tố: hát, hội thoại, diễn xuất, đấu võ, nhảy múa để thuật lại câu chuyện và khắc họa hình tượng nhân vật. Các nhân vật trong Kinh kịch chủ yếu gồm 4 vai lớn: Sinh (vai nam), Đào (vai nữ), Tĩnh (người đàn ông thô lỗ), Hài (nam nữ đều có). Ngoài ra còn có một số một số nhân vật phụ.

Mặt nạ được sử dụng trong Kinh kịch được gọi là kiểm phổ. Mặt nạ là phần đặc sắc nhất trong Kinh kịch và là nhân tố không thể thiếu làm nên thành công cho thể loại này. Bằng cách sử dụng mặt nạ, khán giả có thể ngay lập tức nhận thức được tính cách của nhân vật và hiểu liệu nhân vật này là trung thành hay lừa đảo, tốt hay xấu, thật thà hay xảo quyệt, cao quý hay thấp hèn. Màu sắc được sử dụng chủ yếu trong mặt nạ là màu đỏ, đây là màu biểu tượng cho lòng trung thành; màu trắng đại diện cho sự dối trá, hung ác; màu xanh dương đại diện cho lòng dũng cảm, kiên cường; màu vàng tượng trưng cho Thần và Phật.

Nhìn qua mặt lạ, khán giả có thể nhận ra được liệu nhân vật này là tốt hay xấu.(Adobestock/Shutterstock)

Kiểm phổ (vẽ mặt nạ) là một loại hình hóa trang, vẽ lên mặt của các diễn viên. Kĩ thuật và hình dạng mẫu là thiên biến vạn hóa, vô cùng đa dạng, nó phụ thuộc vào nhân vật mà các diễn viên sẽ hóa thân vào. Phương pháp, kĩ thuật vẽ không cố định, mỗi một nét kiểm phổ ẩn chứa một nét kì diệu riêng. Một số loại kiểm phổ được vẽ bằng tay không sử dụng bút vẽ hay công cụ gì khác. Trong các tuồng võ hí, mặt nạ của các nghệ sĩ đóng vai anh hùng đều sử dụng cách vẽ này.

Các tướng võ nói chung đều phải vẽ lên mặt. Họ sử dụng dầu trang điểm kết hợp với các màu sắc khác nhau sau đó bắt đầu vẽ lên mặt các nhân vật. Khi vẽ người thực hiện cần cân nhắc kĩ sử dụng màu đậm nhạt ra sao; nét thanh nét đậm như thế nào; mắt to hay nhỏ; lông mày thẳng, sắc, cong… với rất nhiều kiểu tạo hình. Tất cả các nét cần hòa hợp với các điểm nổi bật, đặc trưng của nhân vật.

Nhân vật phản diện cũng được vẽ lên mặt như vậy. Lông mày của họ được viền đậm, mắt được vẽ theo hình tam giác và được vẽ thêm hai vân gian ác. Trên mặt được bôi một lớp phấn rất dày và khuôn mặt có màu trắng xóa như mặt giả, khuôn mặt thật của họ không được lộ diện.

(Shutterstock)

Các mặt nạ được vẽ rất tinh tế bằng các màu sắc tươi sáng. Khuôn mặt được vẽ có thể méo hoặc tròn trịa, các đường nét có thể thô hay mỏng,… Chiếc mặt nạ biểu hiện cho nhân vật tốt hay xấu, thật thà hay xảo trá. Nó cũng có thể biểu lộ mối quan hệ giữa các nhân vật với tính cách cá nhân của nhân vật đó. Mục đích thiết kế của mặt nạ là nhằm thu hút sự chú ý của khán giả đồng thời bù lấp những biểu cảm thiếu sót của diễn viên. Vì vậy, mặt nạ là một thành phần quan trọng của thể loại kịch.

Có rất nhiều dấu hiệu để khán giả có thể nhận diện nhân vật có điểm gì đặc biệt, chẳng hạn như về quan hệ huyết thống. Trong một vở diễn, mặt nạ của bố và của con sẽ được vẽ cùng màu với nhau. Nhưng kĩ thuật vẽ hay hình dạng, kích thước nét vẽ thì có sự khác biệt.

Khi mặt lạ được dùng để biểu lộ cho địa vị, quyền lực của một vị Thần hoặc một vị Phật, người diễn xuất sẽ được vẽ mặt bằng màu vàng hoặc màu bạc.

Nếu trên mặt của diễn viên có hình rắn, côn trùng, cá, tôm thì chắc chắn đấy là nhân vật quỷ quái yêu ma (ví dụ: thủy quái, sơn yêu).

Khuôn mặt lộ vẻ uy nghiêm thường biểu trưng cho con người nhân nghĩa, nhân vật quý tộc. Những người có khuôn mặt màu xanh lá cây hoặc màu xanh da trời là những người hiện thân cho những anh hùng xuất thân từ tầng lớp nhân dân.

‘Mắt eo’ hoặc ‘chân mày dùi cui’ (nghĩa là ở giữa thô, phía dưới có hình tròn nhọn, phía trên rất nhọn, lông mày ngắn có hình dạng như chiếc dùi cui) là các các biểu hiện đặc trưng của mặt nạ hòa thượng. Kiểm phổ với mắt đen, vòng mắt nhỏ, miệng nhỏ là mặt nạ của các thái giám trong cung. Những chiếc mặt lạ được đính đậu phụ ở giữa mũi là những nhân vật phụ hài hước, mang lại tiếng cười cho khán giả.

Kiểm phổ được vẽ tinh xảo, màu sắc rực rỡ, khuôn mặt có thể méo mó nhưng cũng có thể ngay thẳng, đường nét có thể thô hoặc mỏng, rất đa dạng. (Ảnh: Linkhay.com)
 

Kiểm phổ cũng mở rộng phạm vi hoạt động của các nhân vật. Những người diễn viên có thể đóng vai những con động vật như trâu hoặc ngựa ngay trên sân khấu mà không cần đưa những con động vật thật lên. Các diễn viên cũng có thể hóa thân thành các nhân vật khác và nói chuyện trong cùng khoảng thời gian đó, điều này thật là thú vị và ý nghĩa vô cùng.

Ý nghĩa sau chiếc mặt nạ

Trong Kinh kịch cũng có các màn nhào lộn và diễn trò. Sau này dưới ảnh hưởng của võ thuật Trung Hoa, Kinh kịch bắt đầu có những màn diễn võ thuật, điều này khiến cho các buổi biểu diễn sinh động hơn, hấp dẫn hơn.

Một trong những vở diễn hay nhất của Kinh kịch là vở ‘Bá Vương Biệt Cơ’. Vở diễn đã lấy đi rất nhiều nước mắt của khán giả. Đây cũng là vở diễn đi cùng với tháng năm của Kinh kịch. Hay những màn biểu diễn múa gậy của Tôn Ngộ Không chứa đựng rất nhiều điều kì lạ, lý thú với khán giả.

Kinh kịch vẫn giữ được những giá trị tinh hoa, cốt lõi dù đã trải qua nhiều triều đại lịch sử khác nhau. (Adobestock/Shutterstock)

Người xưa có cách thưởng thức nghệ thuật rất thanh tao, họ tập chung vào nội hàm mà buổi trình diễn thể hiện chứ không chỉ nhìn vào kĩ thuật biểu diễn. Chính vì vậy, Kinh kịch đã tồn tại và phát triển trong mấy trăm năm mà không bị mai một. Nó vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tinh hoa, cốt lõi của mình dù đã trải qua rất nhiều thế hệ từ triều đại này sang triều đại khác.

(Nguồn: DKN.TV)

(The cover photo: Adobestocks/Shutterstock/Photo Illustration by The BL)