Hanukkah: Lễ hội ánh sáng của người Do Thái (so với Giáng sinh)

Vào năm 2019, cộng đồng người Do Thái trên toàn thế giới sẽ tổ chức lễ hội Hanukkah từ ngày 22 đến ngày 30 tháng 12. Lễ hội đánh dấu một sự kiện quan trọng của người Do Thái xảy ra vào năm 165 trước Công nguyên, khi cộng đồng người Do Thái đã giành lại được ngôi đền của mình từ đế chế Seleucid. Do ngôi đền đã bị phá hủy nghiêm trọng, người Do Thái đã tiến hành xây dựng lại ngôi đền và mọi người thường gọi nó là Đền thờ thứ hai (the Second Temple).

‘’Trong thời gian diễn ra lễ Hanukkah, vào mỗi đêm trong tám ngày liên tiếp, một ngọn nến sẽ được thắp lên trên cây nến menorah- một chân đế đặc biệt gồm 8 nhánh để cắm 8 ngọn nến, ngọn nến thứ 9 được cắm ở giữa để thắp sáng những ngọn nến còn lại. Ngọn nến thứ 9 được gọi là Shammash hay là nến người hầu, thường nằm ở vị trí cao hơn những ngọn nến khác. Mặc dù giữa lễ Hanukkah và lễ Giáng sinh có nhiều điểm tương đồng, hai lễ hội cũng tồn tại những điểm khác biệt riêng.

Sự khác biệt giữa Hanukkah và Giáng sinh

Lễ Giáng sinh luôn là một sự kiện quan trọng đối với các tín đồ Kitô giáo kể từ khi Chúa Kitô ra đời. Tuy nhiên, lễ Hanukkah không phải lúc nào cũng là một ngày lễ quan trọng, nó chỉ là một lễ hội nhỏ xuyên suốt lịch sử. Chỉ đến thời hiện tại, cộng đồng người Do Thái mới ăn mừng nó như một lễ hội lớn. Trong khi lễ Giáng sinh chỉ kéo dài một ngày, lễ Hanukkah được tổ chức trong khoảng thời gian tám ngày. Ngoài ra, vẫn có những giáo phái Kitô giáo tiến hành lễ Giáng sinh kéo dài 12 ngày, gọi là ‘’Twelvetide’’.

Trong thời gian diễn ra lễ Hanukkah, việc đến giáo đường không được được người Do Thái quá coi trọng. Tuy nhiên, trong lễ Giáng sinh, mọi người thường đến nhà thờ và tham gia Thánh lễ. Đây là hoạt động có đầy ý nghĩa đối với mỗi gia đình Kitô giáo. Ngày diễn ra lễ Hanukkah sẽ khác nhau tùy theo từng năm bởi vì thời gian diễn ra được xác định theo lịch âm của người Do Thái truyền thống. Trong khi đó, lễ Giáng sinh lại luôn được tổ chức vào ngày 25 tháng 12 vì ngày diễn ra lễ hội được tính theo lịch mặt trời được giới thiệu bởi Giáo hoàng Gregory XIII.

Lễ Hanukkah phần lớn chỉ được tôn vinh bởi cộng đồng người Do Thái. Còn lễ Giáng sinh, mặc dù nó là một ngày lễ Kitô giáo, nhưng lại được mọi người và các nền văn hóa trên toàn thế giới đón nhận và kỷ niệm nồng nhiệt. Có lẽ một trong những lý do gây ra sự khác biệt này là nhờ công các nhà truyền giáo đã truyền bá đức tin của mình ra toàn thế giới. Một điểm khác biệt khác nữa dễ nhận thấy khi diễn ra hai lễ hội đó là cách tổ chức: người Do Thái ăn mừng lễ Hanukkah bằng cách thắp nến,lễ Giáng sinh được mọi người ăn mừng bằng cách trang hoàng mọi thứ xung quanh bằng ánh sáng và đồ trang trí chẳng hạn như cây Giáng sinh, ngôi sao Giáng sinh, v.v. và trong ngày lễ này các tín đồ Kitô giáo thường mô tả cảnh Chúa giáng sinh của Chúa Giêsu trong lễ hội.

Sự tương đồng giữa Hanukkah và Giáng sinh

Một đặc điểm chung được khắc họa rõ ràng bởi lễ Hanukkah và lễ Giáng sinh là cả hai lễ hội được tổ chức bởi mỗi gia đình. Vào thời điểm diễn ra lễ hội, các thành viên gia đình từ khắp nơi trên thế giới sẽ tụ họp để họ có thể dành vài ngày ăn mừng lễ hội cùng nhau. Tặng quà từ lâu đã là một văn hóa truyền thống không thể thiếu trong lễ Giáng sinh. Tuy việc tặng quà ban đầu không phải là một phần của lễ Hanukkah nhưng ngày nay hầu hết người Do Thái đều tặng quà cho nhau trong dịp lễ linh thiêng này.

Làm từ thiện là một hoạt động phổ biến trong cả hai lễ hội. Cả người Do Thái và người Kitô giáo đều cho rằng đây là thời điểm lý tuyệt vời để chia sẻ những gì họ có với những người kém may mắn. Một bữa tiệc lớn sẽ được tổ chức với rất nhiều món ăn ngon. Trong khi món ăn truyền thống trong lễ Giáng sinh là gà tây và bánh, người Do Thái thường chuẩn bị bánh kếp khoai tây và bánh rán thạch cho mọi người.

Cả người Do Thái và người Kitô giáo đều coi đây là thời điểm lý tưởng để chia sẻ những gì họ có với những người kém may mắn trong xã hội. (hình ảnh: ảnh chụp màn hình / Youtube)

Về mặt tư tưởng, cả lễ Hanukkah và lễ Giáng sinh đều nói về việc chiến thắng của đức tin trước sự bắt bớ, đàn áp. Trong khi lễ Hanukkah kỉ niệm người Do Thái có thể giành lại thánh địa của họ, thì lễ Giáng sinh kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giêsu, người bị bắt bớ vì truyền bá giáo lý của mình.

Nguồn: visiontime.com