Sơn Hải Kinh – Dị thú phần 3

 

Phượng Hoàng

Phượng Hoàng 凤皇 là tên gọi khác của Phượng Hoàng 凤凰, con trống gọi là Phượng 凤, con mái gọi là Hoàng 凰, cùng Lân 麟, Quy 龟, Long 龙 gọi chung là tứ linh. Phượng Hoàng là vua của muôn chim, 《Bản Thảo Cương Mục》 của Lý Thời Trân miêu tả Phượng Hoàng: “Vũ trùng ba trăm mà có sáu mươi là Phượng đứng đầu”. Phượng Hoàng là Chu Điểu (tức Chu Tước) của phương nam, tượng trưng cho đức hạnh và điềm lành. 《Bão Phác Tử》ghi Phượng có ngũ hành: “Do hành Mộc là nhân 仁, là xanh. Trên đầu Phượng xanh, do đó cũng gọi là đội nhân 戴仁. Hành Kim là nghĩa 义, là trắng. Phượng cổ trắng, do đó cũng gọi là buộc nghĩa 缨义. Hành Hỏa là lễ 礼, là đỏ. Phượng lưng đỏ, do đó cũng gọi là gánh lễ负礼. Hành Thủy là trí 智, là đen. Phượng ngực đen, do đó cũng gọi là hướng trí 向智. Hành Thổ là tín 信, là vàng. Dưới chân Phượng vàng, do đó cũng gọi là đạp tín 蹈信”.

Phượng Hoàng trích từ 《Sơn Hải Kinh · Nam Kinh thứ ba》: “Núi Đan Huyệt 丹穴, có loài chim, dạng nó như con gà, năm màu mà có vằn, tên là Phượng Hoàng 凤皇, vằn ở đầu là chữ “đức” 德, vằn ở cánh là chữ “nghĩa” 义, vằn ở lưng là chữ “lễ” 礼, vằn ở ngực là chữ “nhân” 仁, vằn ở bụng là chữ “tín” 信. Đó là giống chim ăn uống tự nhiên, tự ca tự múa, thấy nó thì thiên hạ yên ổn”.

Chuyên Ngư

Chuyên Ngư là một loài quái ngư trong truyền thuyết, giống cá trích, thân khoác lông lợn, kêu lên giống như tiếng lợn; một cái khác lại nói tựa như rắn mà đuôi lợn. Truyền thuyết kể rằng, Chuyên Ngư là điềm báo thiên hạ đại hạn, song song đó Chuyên Ngư còn là mỹ vị hiếm có thế gian, 《Lã thị Xuân Thu》 có nói: “Loài cá đẹp nhất, Chuyên của Động Đình”. Chuyên Ngư trong 《Đồ Tán》 của Quách Phác có nói: “Chim Ngung đỗ lại trong rừng, Chuyên Ngư ở chỗ nước sâu. Đều là điềm báo hạn hán, tai họa kéo dài khắp trời”.

Chuyên Ngư trích từ 《Sơn Hải Kinh · Nam Kinh thứ ba》: “Kê Sơn, sông Hắc Thủy 黑水 đi ra, rồi chảy về hướng nam trút vào biển. Trong đó, có nhiều Chuyên Ngư 鱄鱼, dạng nó như cá diếc mà đuôi lợn, tiếng nó như heo sữa, thấy được thì thiên hạ đại hạn”.

Hàm Dương

Hàm Dương là một loài quái thú, dáng vẻ giống như con dê, thế nhưng có cái đuôi ngựa, mỡ của loài dê này có thể trị khỏi bệnh tật về da cho con người. 《Nhĩ Nhã》 ghi chép bề ngoài của Hàm Dương là: “Dê sáu thước là Hàm”. Trong 《Đồ Tán》 của Quách Phác có viết: “Dê ở Nguyệt Thị, chủng loại hoang dã. Nó cao sáu thước, đuôi đỏ như ngựa. Lấy gì xác định, sự kiến nhĩ nhã”.

Hàm Dương trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Sơn Kinh》: “Núi Tiền Lai 钱来, có loài thú, dạng nó như con dê mà đuôi ngựa, tên là Hàm Dương 羬羊, mỡ của nó có thể trị khỏi da khô”.

Đồng Cừ

Đồng Cừ là một loài kỳ điểu có thể tránh né thiên tai, dáng nó giống như con chim núi, có lông vũ màu đen và chân màu đỏ, còn có thể dùng để trị các loại bệnh về da. Đồng Cừ còn được gọi là Dong Cừ 庸渠, Thảo Cừ 草渠, 《Vận Phủ Quần Ngọc》 viết: “Dong Cừ như chim cú, màu xám, chân gà, có tên khác là Thủy Cừ 水渠, tức gà nước ngày nay”.

Đồng Cừ trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Sơn Kinh》: “Núi Tùng Quả 松果, có loài chim, tên nó là Đồng Cừ 䳋渠, dạng nó như con chim trĩ, thân đen chân đỏ, có thể chữa khỏi nứt da”.

Phì Di (Xà)

Còn được gọi là Phì Di Xà, là một con độc xà có sáu chân và bốn cánh, Phì Di Xà hiện thân tức thiên hạ đại hạn. Quách Phác chú dẫn: “Thời Thang, rắn này thấy ở bên dưới Dương Sơn, sườn núi phía nam, trùng lặp có Phì Di Xà, giống như cùng tên”. Trong 《Thuật Dị Ký》 có ghi: “Phì Di, trong núi Tây Hoa cũng có, gặp thì đại hạn”. Thời cổ có hai phiên bản miêu tả Phì Di Xà: một cái nói Phì Di Xà sáu chân, bốn cánh; một cái khác nói Phì Di đầu rắn, thân rồng, đuôi rắn.

Phì Di Xà trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Sơn Kinh》: “Núi Thái Hoa 太华, gọt thành bốn phương, nó cao 5000 nhận (1 nhận bằng 8 thước, chừng sáu thước bốn tấc tám phân bây giờ), nó rộng 10 dặm, chim thú tuyệt chẳng sinh sống. Có loài rắn, tên là Phì Di 肥遗, sáu chân bốn cánh, thấy thì thiên hạ đại hạn”.

Thông Lung

Thông Lung là một loài kỳ dương, đầu màu đen, bờm màu đỏ. Sách tranh của Hồ Văn Hoán có viết: “Núi Phù Ngọc 符玉 có loài thú, tên là Thông Lung, dạng nó như con dê, bờm đỏ mà đầu đen”. Trong 《Sự Vật Cám Châu》 có ghi: “Thông Lung như dê, đầu đen bờm đỏ”. Hách Ý Hạnh chú dẫn: “Đây tức là một trong loài dê hoang dã, dê Kim Hạ cũng có con bờm đỏ”.

Thông Lung trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Sơn Kinh》: “Núi Phù Ngu 符禺, ở đó nhiều loài Thông Lung 葱聋, dạng nó như con dê mà bờm đỏ”.

Quặc Ngư

Quặc Như là một loài quái thú tập hợp đặc trưng của ba loài động vật hươu, ngựa, người thành một thể. Trong 《Quảng Nhã》 ghi chép: “Phía tây có loài thú, như hươu đuôi trắng, chân ngựa tay người bốn sừng, tên nó là Quặc Như, cũng gọi là Quặc Quặc 玃玃”. 《Sự Vật Cám Châu》 viết: “Quặc Như dạng như hươu trắng, hai chân trước như tay người, hai chân sau như móng ngựa”.

Quặc Như trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Sơn Kinh》: “Núi Cao Đồ 皋涂, có loài thú, dạng nó như con hươu mà đuôi trắng, móng ngựa tay người mà bốn sừng, tên là Quặc Như 玃如”.

Điệp

Điệp là một loài kỳ điểu có hai đầu, dáng vẻ của nó giống như chim hỉ thước, lông vũ màu đen, có hai đầu và bốn chân. Sách tranh của Hồ Văn Hoán có nói: “Núi Đông Hoa có loài chim, dạng nó như hỉ thước, màu đỏ đen, một thân, hai đầu, bốn chân”. Điệp là loài chim điềm lành trong truyền thuyết thời cổ, có thể trừ lửa.

Điệp trích từ 《Sơn Hải Kinh · Tây Sơn Kinh》: “Thúy Sơn 翠山, chim ở đó nhiều loài Điệp 鸓, dạng nó như chim hỉ thước, màu đỏ đen mà hai đầu bốn chân, có thể chống lửa”.

(Trích nguồn: https://niemlam.wordpress.com/)