12 âm luật trong âm nhạc được ra đời thế nào?

Người Trung quốc cổ đại dùng 8 loại nguyên liệu gồm quả bầu hồ lô, đất sét, da động vật, gỗ, đá ngọc, kim loại, tơ, ống trúc để làm nhạc cụ và gọi đó là bát âm do các nhạc cụ được làm các chất liệu khác nhau nên có âm thanh khác nhau và mang nét đặc sắc riêng.

Các loại đạo cụ khác nhau được biểu diễn trong các trường hợp khác nhau, mọi người đều chiểu theo âm nhạc để hành lễ tất cả đều có quy củ do đó Trung Quốc thời xưa còn được gọi đất nước của lễ nghĩa, đối với người Trung Quốc cổ đại âm nhạc không chỉ là công cụ để liên hệ với Thần mà còn dùng để giáo hóa thiên hạ.

Truyền thống dạy nhạc Trung Quốc đã có cách hàng năm, tương truyền Hoàng Đế thủy tổ của vùng đất Hoa Hạ đã ra lệnh cho nhạc quan Linh Luân chế tạo ra âm luật.

Thời xưa Phục Hy làm đàn sắt, Nữ Oa làm tiêu, Thân nông Viêm Đế làm Ngũ Huyền Cầm những loại nhạc khí này có thể làm người ta liên hệ được với trời và quy chính lại tâm của bản thân mình, điều đáng tiếc là đến bây giờ vẫn chưa có cách nào để ghi chép lại một cách tốt hơn.

Linh Luân phát hiện ra một loại Trúc để tạo ra âm luật, ông gọt cây trúc thành sáo trúc thổi ra 1 âm luật khi đó trên trời có hai con phượng hoàng, chim trống nghe tiếng sáo của Linh Luân và hót được năm âm luật khác nhau thế là ông làm 5 cây sáo chỉnh sao cho giống tiếng chim hót để tạo ra 5 âm luật. Phượng hàng mái hót 6 âm Linh Luân nhanh chóng gọt thêm 6 cây sáo sau đó ông sắp xếp 12 cây sáo theo đúng âm luật.

Linh Luân dâng 12 âm luật cho Hoàng Đế, để mãi mãi lưu lại 12 âm luật Hoàng Đế cho đúc 12 cái chuông đồng và làm cho 12 âm của chuông đồng tương ứng chuẩn xác với âm của 12 âm của sáo. Từ đó Hoàng Đế ra lệnh về sao tất cả các nhạc cụ phải khớp với âm điệu của chuông đồng.

 

Xem thêm:   Âm nhạc cổ điển Trung Quốc – Thập Đại Danh Khúc

                    Những lợi ích đáng kinh ngạc của âm nhạc cổ điển